Mắc bệnh này mà không biết, nữ diễn viên tiết lộ "tôi sắp thành người tàn tật rồi": Cảnh báo căn bệnh khó chẩn đoán
Nữ diễn viên cho biết cô đã mắc chứng bệnh mãn tính ngày càng phát triển mạnh hơn khiến người hâm mộ vô cùng hoang mang.
Nữ diễn viên Selma Blair tiết lộ trong một bài đăng trên Instagram vào chủ nhật tuần trước rằng cô ấy đang bị bệnh đa xơ cứng. Blair, 46 tuổi, đã viết rằng cô đã được chẩn đoán vào tháng 8 nhưng có lẽ "ít nhất cũng mắc bệnh này trong 15 năm".
Blair, người đóng vai chính trong bộ phim khoa học viễn tưởng Net Life sắp tới của Netflix, đã đăng một bức ảnh tự chụp trong gương; trong chú thích của mình, cô mô tả việc lấy quần áo ra khỏi tủ và khoác lên người rất đáng quan ngại: "Tôi cố gắng từng chút từng chút để xỏ chân vào ống quần, kéo áo qua đầu, rồi run rẩy nút từng nút áo", nữ diễn viên viết trên trang cá nhân.
Nữ diễn viên Selma Blair tiết lộ trong một bài đăng trên Instagram vào chủ nhật tuần trước rằng cô ấy đang bị bệnh đa xơ cứng.
"Tôi sắp thành người tàn tật đến nơi, thỉnh thoảng làm rơi một số thứ mà không hề muốn, ký ức thì như mảng sương mù", Blair tiếp tục. Nữ diễn viên tiết lộ, cô được chẩn đoán sau khi một người bạn thuyết phục cô đến gặp bác sĩ và chính vị bác sĩ này đã tìm thấy bất thường trên máy quét MRI. "Tôi đã có triệu chứng trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ nghiêm túc đi kiểm tra cho đến khi tôi làm rơi đồ vật trước mặt bạn mình, cố gắng sắp xếp lại mớ hỗn độn ấy nhưng cũng không nên hồn".
Đa xơ cứng, thường được gọi là MS, ảnh hưởng đến khoảng 2,3 triệu người trên toàn thế giới. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này, Health đã nói chuyện với Jonathan Howard, MD, một nhà thần kinh học tại Trung tâm chăm sóc toàn diện đa xơ cứng của NYU Langone, đồng thời là tác giả của cuốn "Multiple Sclerosis: Questions and Answers for Patients and Loved Ones".
Bệnh đa xơ cứng là gì?
Bệnh đa xơ cứng là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch làm tổn thương myelin, hoặc lớp phủ bên ngoài, trong não và tủy sống, ảnh hưởng đến cách các dây thần kinh giao tiếp với nhau. "Chúng ta không biết nguyên nhân gây ra nó hoặc điều gì gây ra nó; đó là sự kết hợp giữa gen và các yếu tố môi trường", TS Howard nói.
Bệnh đa xơ cứng là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch làm tổn thương myelin, hoặc lớp phủ bên ngoài, trong não và tủy sống.
Theo National Multiple Sclerosis Society, tỷ lệ mắc bệnh đa xơ cứng cũng như sự phổ biến của căn bệnh này không được theo dõi liên tục ở Hoa Kỳ, khiến cho việc ước lượng mức độ lan rộng của căn bệnh ở đây thực sự khó khăn. Nhưng TS Howard ước tính hiện nay có khoảng 1 triệu người Mỹ mắc, cứ 300 người thì sẽ có một người mắc bệnh đa xơ cứng.
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đa xơ cứng nhưng phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với đàn ông. Căn bệnh đa xơ cứng phổ biến ở người da trắng nhưng cũng xuất hiện ở người châu Á, người Latin, người Mỹ gốc Phi. Hầu hết, người dễ mắc bệnh nằm trong độ tuổi 20-50.
Hình thức phổ biến nhất của đa xơ cứng là tái phát - chuyển sang đa xơ cứng, có nghĩa là các triệu chứng đến và đi rồi lại lặp lại. Đối với nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh này cần nhiều thời gian để hồi phục.
Hình thức phổ biến nhất của đa xơ cứng là tái phát - chuyển sang đa xơ cứng, có nghĩa là các triệu chứng đến và đi rồi lại lặp lại.
Bệnh đa xơ cứng được chẩn đoán như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng có thể thay đổi từ người này sang người khác nhưng thường có những biểu hiện như mất thị lực hoặc thị lực kép, mệt mỏi, khó ngủ, tê hoặc ngứa ran, đau dây thần kinh và mất sức lực. Thông thường, những triệu chứng này xảy ra trong các giai đoạn cấp tính, được gọi là tái phát và trở nên tốt hơn, ngay cả khi không cần can thiệp gì.
"Đó là lý do tại sao bạn có thể không được chẩn đoán chính xác. Nhưng qua nhiều năm tháng, nhiều thập kỷ, những khuyết tật này có thể bắt đầu tích lũy và ngày càng nặng nề, rõ ràng hơn", TS Howard nói.
Muốn kiểm tra mình có bị mắc chứng đa xơ cứng hay không, tốt nhất nên tìm đến một chuyên gia về thần kinh. Để phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán, bệnh nhân phải có ít nhất 2 lần tái phát các dấu hiệu của bệnh, hoặc tái phát kết hợp với chứng viêm hiển thị rõ trên MRI. Chứng viêm hoành hành khi mắc đa xơ cứng, có thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở não khi chụp MRI.
Muốn kiểm tra mình có bị mắc chứng đa xơ cứng hay không, tốt nhất nên tìm đến một chuyên gia về thần kinh.
Đa xơ cứng là bệnh phổ - Lý do tại sao việc chẩn đoán có thể mất nhiều năm
Không có gì đáng ngạc nhiên khi đa xơ cứng có thể không được chẩn đoán sớm vì các triệu của bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. "Tôi biết có những người 20 tuổi phải ngồi xe lăn vì chứng đa xơ cứng, rồi những người ở độ tuổi 60 và 70, những người mà bạn không nghĩ là họ sẽ bị bệnh này", vị tiến sĩ cho hay. Bởi lẽ, các triệu chứng của đa xơ cứng rất đa dạng. Đó là lý do tại sao nhiều người lại lo lắng, một số người tự thuyết phục mình đã mắc bệnh này.
Đa xơ cứng không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng
Trong thời gian tái phát bệnh đa xơ cứng, thuốc chứa steroid có thể được sử dụng để giảm viêm và giảm các triệu chứng đau nhức. Đây là sự cung cấp tạm thời nhưng bệnh nhân cũng nên dùng các thuốc thay đổi bệnh nhằm ngăn ngừa tái phát trong tương lai.
Trong thời gian tái phát bệnh đa xơ cứng, thuốc chứa steroid có thể được sử dụng để giảm viêm và giảm các triệu chứng đau nhức.
Cũng theo vị tiến sĩ này, các loại thuốc này không được chế tạo để làm cho người bệnh cảm thấy tốt hơn về lâu dài nên bệnh nhân nên bắt đầu với một trong những phương pháp điều trị càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán để ngăn ngừa tái phát và biến chứng…
Lựa chọn lối sống lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, ăn uống cân bằng không làm các triệu chứng của đa xơ cứng biến mất. Nhưng nếu có sức khỏe tốt, sống khỏe mạnh chất lượng cuộc sống của người bị đa xơ cứng sẽ được cải thiện.
Điều quan trọng ai cũng nên biết, đa xơ cứng khác nhau ở mỗi người nhưng bệnh thực sự có thể gây suy nhược. Nhưng bệnh nhân vẫn có lý do để sống vui vẻ. Theo TS Howard, từ năm 2010 trở lại đây, giới nghiên cứu nhận thấy 5-6 phương pháp điều trị mới thực sự làm thay đổi tình trạng bệnh theo hướng tích cực. Trong tương lai, chúng ta có hi vọng đây không còn là bệnh tật tê liệt làm nhiều người sợ hãi nữa.
(Nguồn: Health, Cdc)