Mắc bệnh lậu khi mang thai - Nguy hiểm!
Nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến bệnh viêm tiểu khung, bệnh này là yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung.
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra, loại vi khuẩn này hay có ở những vùng ẩm ướt của cơ thể như âm đạo, dương vật, mắt, họng và trực tràng. Bệnh lậu cũng có thể lây lan qua mọi hình thức quan hệ tình dục như qua đường miệng, đường âm đạo và trực tràng.
Các triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn lậu: Do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới khác so với nam giới nên khi bị mắc bệnh lậu các triệu chứng ở nữ giới cũng khác. Nếu như các triệu chứng ở nam giới thường rầm rộ, điển hình, diễn biến cấp tính thì ở nữ giới các triệu chứng thường không điển hình, tiến triển thậm lặng và ít khi có triệu chứng cấp tính.
Triệu chứng thường gặp là: đái khó, đái dắt, có cảm giác nóng khi đi tiểu, đôi khi tiểu ra mủ, đau khi giao hợp, đau vùng khung chậu. Khám thấy viêm âm hộ, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng...
Triệu chứng thường gặp là: đái khó, đái dắt, có cảm giác nóng khi đi tiểu, đôi khi tiểu ra mủ, đau khi giao hợp, đau vùng khung chậu. Khám thấy viêm âm hộ, viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng...
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Nếu phụ nữ mắc bệnh lậu khi đang mang thai, trẻ có thể nhiễm vi khuẩn lậu khi tiếp xúc với bộ phận sinh dục của mẹ khi sinh. Trong đó bệnh hay gặp nhất là viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn lậu.
Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt: mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù. Các biểu hiện toàn thân ở trẻ sơ sinh có thể gặp nhưng hiếm.
Các triệu chứng thường gặp sau khi sinh 3 ngày và thường xuất hiện ở cả hai mắt: mi mắt trẻ biến dạng, phù nề, dính vào nhau, tiết nhiều mủ vàng xanh, kết mạc cương tụ và xuất huyết. Nếu không được điều trị có thể loét, thủng giác mạc và dẫn đến mù. Các biểu hiện toàn thân ở trẻ sơ sinh có thể gặp nhưng hiếm.
Ngoài ra, nếu bệnh lậu không được điều trị từ trước khi có thai có thể dẫn đến viêm tiểu khung. Đây là yếu tố nguy cơ gây chửa ngoài tử cung, tăng nguy cơ đẻ non cũng như các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao - nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ - cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh.
Mọi phụ nữ mang thai có nguy cơ cao - nhiều bạn tình, quan hệ tình dục với người bị bệnh mà không có dụng cụ bảo vệ - cần làm xét nghiệm để tầm soát ngay từ lần khám thai đầu tiên và lần nữa vào 3 tháng cuối của thai kỳ để hạn chế các biến chứng của bệnh.
Nhìn chung, mắc bệnh lậu khi có thai không phải là sự kết hợp tốt. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị dễ dàng, do đó nên tham khảo ý kiến thầy thuốc nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng của bệnh lậu .
Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham gia tư vấn của:
- Bác sỹ Lê Thị Kim Dung - Phó Giám đốc viện sức khỏe Sinh sản RAFH, phụ trách khoa sản Trung tâm Y tế Thái Hà.
- Nhà tâm lý Đinh Đoàn - nhà tâm lý nổi tiếng trên chuyên mục “Cửa sổ tình yêu” của đài tiếng nói Việt Nam.
- Chuyên viên tư vấn Mai Anh - Công ty đầu tư và phát triển con người Nhật Minh – tổng đài tư vấn Ánh Dương.
Để được các chuyên gia tư vấn, ngay từ bây giờ bạn có thể gửi mail đến địa chỉ: giaoluutructuyen@afamily