Ly kỳ cuộc thám hiểm xác tàu đắm dưới đáy biển đảo Marshall
Quần đảo Marshall không có quá nhiều khách du lịch, mà thu hút các tay lặn biển ham mê khám phá những xác tàu, xác máy bay bí ẩn nằm dưới đáy nước sâu.
Phóng viên Nick Perry và người bạn đồng nghiệp đã có những trải nghiệm khó quên quần đảo Marshall - một đảo quốc nằm khá biệt lập giữa Hawaii và Australia. Nơi đây không có quá nhiều khách du lịch, chủ yếu người ta đến đây đều muốn khám phá điều bí ẩn dưới bề mặt nước kia. Lần đầu đến đây lặn ở dưới đáy ven biển Majuro, hai người đã phát hiện thấy một chiếc máy bay bị chìm, một chiếc trực thăng và một con thuyền dưới đáy nước vẫn còn lưu lại hơi ấm và trong suốt.
Đầu tiên là chiếc máy bay cũ hiệu DC3 nằm trên mỏm cát với độ sâu từ 3-6m, có thể coi là khá nông, không làm khó được cả những thợ lặn không chuyên. Đàn cá không ngừng bơi vào khoang buồng lái, nơi có một dây quai đeo được treo phía sau cửa sổ. Ngoài ra còn có dòng chữ mà theo Nick thì có lẽ viết: Sao biển Thái Bình Dương.
Xuống sâu hơn một chút là chiếc trực thăng bị quấn trong rong biển và tạo thành một chỗ trũng lớn. Còn muốn tiếp cận con tàu, chạm được đến boong tàu và nhìn rõ các phòng của nó thì cần phải di chuyển thật cẩn thận và dùng một chiếc đèn pin dưới nước.
Xác máy bay DC3 chìm ở vùng Majuro Atoll thuộc quần đảo Marshall. Ảnh: AP
Đầu tiên Nick nghĩ mình đang lọt vào vùng Tam giác Bermuda – nơi được mệnh danh là hung thần của những chiếc tàu máy bay. Tuy nhiên, người hướng dẫn tên Hiroaki Ueda đã nhanh chóng giải thích với anh rằng sở dĩ xác tàu nằm ở đây đều là được sắp xếp để khách lặn chiêm ngưỡng.
Hiroaki Ueda rời nước Nhật và đến vùng đảo Marshall vào năm 2007. Người chủ trước đây của anh đã sớm phá sản nên Udea tự mình mở doanh nghiệp kinh doanh riêng tên là Raycrew. Udea đã lặn ở vùng đảo này hàng nghìn lần đến quen thuộc từng ngóc ngách, anh thích được khám phá sự sống và những màu sắc bất tận của loài san hô nơi đây.
Quần đảo Marshall thu hút các tay lặn biển ưa khám phá.
Nhưng quần đảo xinh đẹp này cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dễ nhận thấy nhất là tình trạng triều cường và nước biển dâng. Udea kể lại rằng năm ngoái anh đã thấy một vùng san hô hoàn toàn bị tẩy trắng, đấy là hiện tượng khi nhiệt độ nước tăng lên và san hô sẽ rất dễ bị chết.
Lần thứ hai đến đây, Nick và người đồng nghiệp được đưa đến ngoài vũng Majuro ngắm san hô bề mặt đại dương. Lần này tất cả quyết định lặn sâu hơn và ở độ sâu 30m thì họ đã tận mắt nhìn thấy cá ngừ. Ba người còn bơi dọc theo hàng san hô trải dốc xuống đáy biển sâu hun hút.
Cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng. Ảnh: Christopher Michel
Udea ngoài làm hướng dẫn viên còn kiêm ông chủ của Resort quần đảo Marshall, đây cũng là 1 trong 2 khách sạn ít ỏi mang hơi thở phương Tây ở thủ đô Majuro này. Cuộc sống trên đảo cứ trôi đi chậm rãi và nhiều lúc còn không có điện hay mất kết nối mạng. Những vùng đông dân ở đây thì tràn ngập rác, dù cho nhiều nhà hoạt động xã hội trẻ tuổi thường xuyên tổ chức chiến dịch làm sạch rác.
Dịch vụ cho khách du lịch ở đây cũng không nhiều, nhưng có lẽ vì thế nó lại thu hút theo một cách riêng. Khi bọn họ đến một quán cafe trông có vẻ là nơi duy nhất trên vùng đảo có máy pha cafe espresso, thì kết quả là máy hỏng. Mà dường như thiếu thốn dịch vụ cũng không hẳn là điều tệ, nơi đây thật sự thoải mái và người dân thì luôn nồng hậu và mến khách.
Đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall. Ảnh: Supplied
Phần lớn các thợ lặn đến nơi xa xôi này đều muốn chiêm ngưỡng xác những con tàu chiến thời Chiến tranh thế giới 2 trong lúc trôi dạt đã mắc tại Marshall.
Trong số đó có một xác tàu tuyệt đẹp nằm ở Đảo san hô vòng Bikini thuộc quần đảo Marshall, tuy nhiên để đến nơi này thì cần đến những trái tim phiêu lưu nhất. Từ tháng 4 đến tháng 11, đã có một số chuyến đi đến đây để các thợ lặn có cơ hội thử trải nghiệm sống trên tàu trong 2 tuần và lắng nghe về lịch sử của hòn đảo.
Cảnh đẹp đắt giá. Ảnh: Christopher Michel