Lý do ai cũng “bỏ chạy” sau lần về ra mắt khiến cô gái 32 tuổi vẫn ế
Nhưng đàn ông cũng rất biết phân định rạch ròi, họ đang có lựa chọn cho mối quan hệ, họ cưới bạn chứ không cưới gia đình của bạn...
01
Hải năm nay 32 tuổi, chưa lập gia đình, không có bạn trai. Thật ra bản thân cô không tệ, mặt mũi Hải khá xinh xắn, cao 1m66, dáng người mảnh mai. Cô tốt nghiệp một trường đại học khá ổn và đi làm với mức lương khoảng 30 triệu đồng. Rõ ràng, điều kiện đó quá tốt đối với một cô gái.
Với nhiều người, lý do khiến họ sống độc thân vì họ không thích nghi với sự ràng buộc, không kỳ vọng vào hôn nhân nên họ không muốn kết hôn. Tuy nhiên, Hải thì không như thế.
Cô từng có 2 mối tình sâu đậm và đã tính đến giai đoạn cưới xin. Tuy nhiên, sau khi về ra mắt nhà cô và nói chuyện tương lai. Chẳng ai muốn tiếp tục hay đi sâu hơn vào mối quan hệ hết cả. Họ toàn âm thầm chia tay chẳng chút lưu luyến.
Trong những năm qua, anh em bạn bè giới thiệu bạn trai cho Hải cũng nhiều. Tuy nhiên tất cả đều kết thúc trong thất bại.
Nguyên nhân khiến đàn ông không muốn cưới Hải chủ yếu bởi cô luôn mang trong mình nỗi ám ảnh và trách nhiệm nặng nề: "Nếu chồng tôi không ủng hộ việc tôi nuôi một đứa em trai 8 tuổi cho đến khi trưởng thành, cuộc sống hôn nhân chẳng có ý nghĩa gì cả".
Nếu như hai chị em Hải không có điểm tựa, việc nuôi dạy này là bình thường, có lẽ người ta sẽ thông cảm. Tuy nhiên, bố mẹ Hải vẫn còn, vẫn đi làm, song họ gán luôn trách nhiệm nuôi em cho cô.
02
Cách đây 8 năm, bố mẹ Hải bất ngờ sinh con thứ 2. Khi đó Hải đã 24 tuổi.
Từ bé, cô đã là một cô gái ngoan và không bao giờ chống lại bất kỳ quyết định nào từ cha mẹ. Từ việc đi học phải chọn môn nghệ thuật, từ bỏ môn học khoa học Hải yêu thích, bố mẹ yêu cầu cô cũng làm theo.
Mẹ Hải sau khi sinh con thứ 2 đã quyết định nghỉ việc ở nhà chăm sóc. Bố cô dù có công việc nhưng cũng chẳng mấy mặn mà, thu nhập không cao. Bởi vậy lương hàng tháng của Hải chỉ giữ lại chi phí sinh hoạt cơ bản còn nữa sẽ gửi về quê phụ giúp bố mẹ nuôi em trai.
Đối với cha mẹ, Hải là cô con gái chu đáo. Đối với em trai, cô là chị gái tốt nhưng đối với những người đàn ông, cô không phải là người bạn đời lý tưởng. Suy cho cùng, gánh nặng của Hải quá lớn.
Hơn nữa, bố mẹ cô còn cho con gái suy nghĩ rằng kết hôn với một người đàn ông sẵn sàng hỗ trợ việc nuôi em trai thì cuộc sống dễ dàng hơn nhiều. Thế nhưng, chẳng có người đàn ông nào đồng ý khi biết yêu cầu đó cả.
Một người bạn của Hải thậm chí còn bảo rằng nếu để phụng dưỡng bố mẹ thì không vấn đề gì nhưng để nuôi một đứa trẻ, nó là cả một hành trình dài với khoản chi phí cực lớn. Nếu Hải vẫn muốn như thế thì thà độc thân cả đời để hoàn thành nhiệm vụ, đừng lôi người đàn ông nào khác để cùng "chung lưng đấu cật" vì sẽ chẳng có ai đồng ý.
Bây giờ, Hải vẫn chưa tìm được ai phù hợp khi số tuổi ngày càng cao hơn. Hải vẫn ngày ngày đi làm, gửi tiền về quê cho bố mẹ nuôi em và hoàn toàn không có khoản tiết kiệm nào dù đã gần chục năm lăn lộn với công việc.
03
Nhà tâm lý học Frank Kadler từng nói: "Một trong những sự thật đáng tiếc nhất của cuộc đời là thử thách lớn đầu tiên của chúng ta lại đến từ gia đình và nó được di truyền".
Đối với con gái, sinh ra trong một gia đình gia trưởng không phải là điều đáng sợ. Đáng sợ nhất có lẽ là việc cô gái đó sẵn sàng làm "cây ATM" cho gia đình, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời để làm bàn đạp cho cuộc đời khác mà vẫn phải cam chịu. Đối với cô gái này, gia đình bố mẹ đẻ đâu phải là một điểm tựa.
Một cuộc hôn nhân tốt đẹp và lành mạnh là cuộc hôn nhân mà hai bên đều có lợi. Họ sẽ sẵn sàng duy trì tình trạng đó, giúp mối quan hệ bền chặt.
Một người đàn ông thật sự yêu và sẵn sàng đau khổ vì tình yêu nhưng họ sẽ chẳng mù quáng. Một cuộc hôn nhân định sẵn sẽ có gánh nặng tiềm tàng cho những mâu thuẫn thì mấy ai dám mạnh dạn bước tới.
Trong thâm tâm nhiều người, hôn nhân chỉ là một công cụ để bản thân giảm đi áp lực cuộc sống. Nhưng đàn ông cũng rất biết phân định rạch ròi, họ đang có lựa chọn cho mối quan hệ, họ cưới bạn chứ không cưới gia đình của bạn. Họ có thể giúp đỡ, hỗ trợ gia đình bạn trong tầm tay chứ không thể cùng bạn chung lưng để gánh vác cả nhà.
Nhà tâm lý học người Trung Quốc Wu Zhihong từng viết: "Hầu hết các gia đình hạnh phúc đều tuân theo khái niệm khoa học: Cốt lõi của cấp độ gia đình là vợ - chồng, tiếp đó là con cái, sau đó là cha mẹ và anh chị em của cả hai bên".
Rõ ràng trong thực tế cuộc sống, nếu không tính toán được rõ ràng, đặt gia đình bố mẹ đẻ lên hàng đầu và tập trung tìm kiếm người cùng gánh vác gánh nặng với mình thì khó đạt nguyện vọng. Đàn ông hay đàn bà đều không dại, họ sẽ chẳng sẵn sàng hi sinh cuộc sống của mình để làm bàn đạp cho gia đình bạn đâu.
Vậy mới nói, đôi lúc chúng ta nên sống cho bản thân mình nhiều hơn. Đừng chỉ biết ôm lấy gánh nặng để rồi lỡ dở cuộc đời!