Lương hưu gần 30 triệu đồng, cụ ông giả nghèo đến nhà con, không ngờ rơi vào tình cảnh éo le, nhận ra 1 ĐIỀU
Đối với con cái, hãy luôn nhớ rằng cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng mình là sự giúp đỡ lớn nhất rồi, đừng đòi hỏi cha mẹ vô điều kiện.
Cha mẹ và con cái luôn có một mối quan hệ không thể tách rời. Mỗi đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành đều có quãng thời gian rất dài gắn bó bên cha mẹ. Cha mẹ luôn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con cái. Những đứa trẻ luôn được xem là báu vật của gia đình.
Những cũng chính vì điều này mà không ít đứa trẻ do được nuông chiều quá mức nên tự coi mình là trung tâm, không thể tự chăm sóc bản thân và coi thường cảm xúc của người khác.
Cách sống này sẽ theo đứa trẻ đến suốt cuộc đời, cho dù đứa trẻ có lớn lên, kết hôn, lập nghiệp,… thì vẫn cần sự trợ cấp từ gia đình về mọi thứ. Thực ra, đó được gọi là "đứa trẻ to xác" – cụm từ miêu tả những thanh niên suốt ngày không làm gì, chỉ nhờ cậy cha mẹ.
"Đứa trẻ to xác" thậm chí từ bỏ cơ hội việc làm để ở nhà chơi, tiêu xài phung phí khi chưa làm ra được tiền.
Câu chuyện của bác Yang, 76 tuổi (Trung Quốc) khiến mỗi chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều.
Bác Yang có lương hưu hàng tháng lên tới 8.500 NDT (khoảng 28 triệu đồng). Chi phí sinh hoạt của vợ chồng bác không lớn nên tiền lương thừa sức trang trải cuộc sống hàng ngày. Nhưng cuộc sống của vợ chồng con trai bác Yang lại khá khó khăn. Con trai và con dâu bác mới kết hôn, chưa ổn định kinh tế đã vội sinh em bé.
Thấy các con vậy, bác Yang quyết định mỗi tháng trích 2000 NDT để giúp con, sau tăng lên 3000 NDT, 4000 NDT. Bác nghĩ rằng có thể giúp đỡ các con là điều rất đáng mừng. Nhưng các con bác lại không nghĩ vậy, con dâu cho rằng lương hưu của bố chồng nhiều như vậy, không thể tiêu hết được nên muốn xin thêm tiền mỗi tháng. Thế nhưng bác Yang nhất định từ chối lời giúp đỡ của con.
Cách đây không lâu, bác Yang đến nhà con chơi. Con trai và con dâu bác liên tục dò hỏi về khoản tiền tiết kiệm sau nhiều năm. Bác Yang giả vờ nghèo khó, nói rằng tiền tiết kiệm chỉ có khoảng 4000 NDT (khoảng 13,2 triệu đồng), ngay lập tức thái độ của các con thay đổi.
Đến giờ ăn tối, con dâu mang ra cho bát một tô mì, phía trên có vài cọng rau. Bác Yang vừa ăn vừa ngậm ngùi cay đắng, nhận ra một điều rằng: "Cuộc sống của mỗi người không nên trông cậy vào bất kỳ ai, dù đó là con cái".
Cha mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc con cái. Vì mong con có cuộc sống tốt đẹp nên nhiều người gom góp tiền cả đời cũng chỉ để cho con. Nhưng đến khi không còn tiền cho con, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái cũng thay đổi đột ngột. Phải chăng đây là tình huống không hiếm gặp trong xã hội?
Những người lớn tuổi luôn mong con cái hiếu thuận với minh. Tuổi càng cao, thể chất càng yếu cùng với việc nghỉ hưu,… càng khiến họ rơi vào tâm lý lo lắng, căng thẳng. Họ cho rằng, chỗ dựa cuối cùng chỉ có con, vì thế sẵn sàng cho đi tất cả những gì mình có, chỉ mong con cái đừng bỏ rơi. Họ mong được ở bên các con hưởng thụ tuổi già trong yên bình.
Chính tâm lý này đã sản sinh ra những đứa con ỷ lại, thiếu tính tự lập, không có sự đồng cảm với người khác. Thiết nghĩ, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập. Cha mẹ không thể tránh mọi tổn hại cho trẻ nên hãy để trẻ lớn lên và trau dồi khả năng tự bảo vệ bản thân. Đừng quá can thiệp vào cuộc sống của trẻ, đừng giúp trẻ một cách mù quáng. Các bậc cha mẹ cần học cách buông bỏ, để trẻ tự lo liệu cuộc sống của mình.
Đối với con cái, hãy luôn nhớ rằng cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng mình là sự giúp đỡ lớn nhất rồi, đừng đòi hỏi cha mẹ vô điều kiện. Mỗi chúng ta nên tăng cường khả năng tự chủ của mình, chấp nhận những thách thức từ xã hội.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không nên dựa trên sự tính toán, đòi hỏi mà cần sự yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nguyên tắc cơ bản là cho và nhận vừa phải.