Luật mới của Bắc Kinh cấm nhà tuyển dụng hỏi ứng viên nữ về tình trạng hôn nhân và sinh con

JJJ,
Chia sẻ

Điều này được hi vọng sẽ thúc đẩy bình đẳng giới trên thị trường việc làm ở Trung Quốc.

9 cơ quan chính phủ ở thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đã thống nhất để đề ra đạo luật mới, trong đó: Các nhà tuyển dụng không được phép hỏi về tình trạng hôn nhân hoặc sinh con của ứng viên nữ.

Thông tin này hiện đang gây xôn xao trên internet Trung Quốc từ ngày 27/6.

jobmarket

Tân Hoa Xã đã dẫn tài liệu phổ biến luật mang tên "Tăng cường quản lý tuyển dụng để thúc đẩy việc làm của phụ nữ".

Trong đó chỉ rõ, các nhà tuyển dụng không được phép hỏi về tình trạng hôn nhân hoặc khả năng sinh sản của các ứng viên nữ trong kế hoạch tuyển dụng hay các cuộc phỏng vấn. Và như vậy, việc thử thai bắt buộc trước khi đi làm cũng bị loại bỏ.

Động thái này là một phần trong nỗ lực của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc, nhằm chấm dứt việc phân biệt đối xử với phụ nữ trong lực lượng lao động.

Các tổ chức, doanh nghiệp vi phạm điều luật này sẽ bị phạt từ 10.000 tệ trở lên (khoảng 34 triệu đồng). Vào ngày 27/6, các hashtag liên quan đến tuyển dụng phụ nữ, tình trạng hôn nhân và sinh con... đã nhận được hơn 340 triệu lượt xem trên mạng xã hội Weibo.

Kỳ thị giới tính trên thị trường việc làm ở Trung Quốc

Phân biệt giới tính trong quá trình tìm việc đã trở thành chủ đề nóng sốt ở Trung Quốc trong nhiều năm qua.

Một nghiên cứu từ năm 2015 cho thấy: 87% sinh viên nữ mới tốt nghiệp khẳng định họ bị kỳ thị giới tính khi đi phỏng vấn.

Ví trị của phụ nữ trong thị trường việc làm của Trung Quốc là vấn đề phức tạp. Thực tế cho thấy, trình độ học vấn của phụ nữ Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt trong nhiều năm qua. Việc này trực tiếp thúc đẩy bình đẳng giới, không chỉ trong gia đình mà cả xã hội nói chung - Trung Quốc là một trong những quốc gia sử dụng nhiều lao động nữ, năm 2018, tỷ lệ tham gia lao động của phái đẹp là 61%.

china-girl_3363641b

Nhưng đồng thời, phụ nữ Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những bất cập trong công việc.

Tùy chọn cho ứng viên nam có mặt trong hầu hết quảng cáo việc làm, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã nói không với ứng viên nữ đã kết hôn và sinh con.

Trung bình, phụ nữ vẫn kiếm được ít hơn 36% so với nam giới khi làm công việc tương tự. Kể từ khi kết thúc Chính sách một con, áp lực xã hội phải sinh con thứ hai và nghỉ thai sản kéo dài có khả năng gây tổn hại đến vị thế (kinh tế) của phụ nữ ở Trung Quốc.

Luật pháp Trung Quốc khá hào phóng khi đề ra thời gian nghỉ thai sản được trả lương là 98 ngày; được nghỉ có lương để kiểm tra sức khỏe trước khi sinh.

Thế nhưng, chính điều này lại làm tăng đáng kể chi phí cho các công ty tư nhân, nhiều nhà tuyển dụng vẫn khăng khăng chỉ thuê nam giới thay vì ứng viên nữ chưa sinh con.

Vào năm 2018, một trường học ở thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, đã gây tranh cãi khi đuổi việc nữ giáo viên mang bầu ngoài "khung thời gian cho phép".

Maternity-photography-silhouette-1-b-600x750

Đầu năm nay, một cô gái ở thành phố Đại Liên cũng bị sa thải ngay lập tức khi lỡ có thai trong thời gian thử việc.

Ngay cả khi đã yên vị, nhân viên nữ có thai có nguy cơ bị giáng chức hoặc trừ lương cao hơn hẳn. Khảo sát được thực hiện bởi website tuyển dụng Zhaopin.com cho thấy: 33% phụ nữ bị trừ lương sau khi sinh con; 36% lại bị giáng chức.

Oái oăm hơn nữa, vào năm 2016, tỉnh An Huy cho phép nhân viên nữ rời cơ quan nếu "bất ngờ đến ngày đèn đỏ." Khá nhân văn nhưng nhiều chị em khẳng định, chính quy định này lại khiến họ khó được tuyển dụng hơn trước.

Điều luật mới của thành phố Bắc Kinh vẫn đang gây tranh cãi

Trong vô số bình luận phản đối trên Weibo, một người làm quản lý nhân sự đã lên tiếng:

"Thật lòng mà nói, chi phí thai sản là trách nhiệm thuộc về gia đình của các nữ nhân viên. Nếu đẩy bớt trách nhiệm này lên các công ty, tôi e rằng đối tượng chịu nhiều o ép nhất, cuối cùng vẫn là phụ nữ. Giờ còn không được hỏi về tình trạng hôn nhân và sinh con, có lẽ các công ty sẽ chẳng muốn tuyển dụng chị em trong độ tuổi 'nguy hiểm' nữa."

Tổng hợp từ Weibo

Chia sẻ