Lời dạy thấm từng chữ của cổ nhân: Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông, sống trên đời ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất
Đừng quá cố chấp, đừng khiến bản thân bị mắc kẹt trong một suy nghĩ, có như vậy, bạn mới có thể giải phóng được đôi tay của mình và mở được cánh cửa tư duy.
Có một bức ảnh như này.
Một công nhân đang sơn sàn và tường của một căn nhà bằng sơn đỏ.
Lúc sắp kết thúc, anh nhìn lên, mới biết mình đã vô tình bị dồn vào góc tường.
Trên thực tế, đối với những người làm nghề này, tình huống này không phải hiếm gặp.
Họ đã chọn sai hướng ngay từ đầu, ngoan cố tiến về phía trước và cuối cùng tự đặt mình vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Người xưa có câu: "Chọn phương hướng là chọn vận mệnh; chọn con đường chính là chọn tương lai".
Trên đường đời, đừng cố chấp đi sai hướng rồi tự đẩy mình vào ngõ cụt.
Hãy học cách linh hoạt và điều chỉnh kịp thời, thoát ra khỏi giới hạn của bản thân, để bước đi trở nên nhẹ nhàng và cuộc sống cũng trở nên rõ ràng hơn.
01
Đường không thông, linh hoạt rẽ
Ở dưới biển sâu có một loài cá gọi là cá Mã Gia.
Để bắt được chúng, ngư dân chỉ cần một tấm lưới chắc chắn có gắn các khối sắt, kéo bằng một chiếc thuyền nhỏ rồi thả xuống nước.
Mặc dù thực tế là lưới mở ở ba phía, nhưng cá Mã Gia vẫn bị lọt lưới.
Thì ra, loài cá này có một đặc điểm, đó là một khi xác định phương hướng nào đó, chúng sẽ chỉ lao về phía đó.
Càng gặp vật cản, càng lao về phía trước, cuối cùng bị lưới tóm gọn.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người giống như loài cá này, những khó khăn mà họ gặp phải có thể là do sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của chính họ gây ra.
Nhà văn Zweig đã nói trong "The World Minute of Waterloo":
"Kiên trì vừa phải là hành động, và hành động là liều thuốc tốt; chấp niệm quá mức là ám ảnh, và ám ảnh là liều thuốc độc."
Trên đời này, không ai luôn thuận buồm xuôi gió, cuộc đời có muôn vàn khúc quanh.
Thay vì cố chấp va vào bức tường phía trước và cộc đầu, tốt hơn hết là nhanh chóng thay đổi con đường, thử một cuộc sống mới, cho bản thân một cơ hội mới.
Khi còn học trung học, nhà hóa học người Đức, Otto Wallachmong, muốn trở thành một họa sĩ, ông theo giáo viên mỹ thuật của mình học vẽ tranh sơn dầu.
Bất cứ khi nào rảnh rỗi, ông đều sẽ ở trong phòng và âm thầm luyện tập.
Vốn nghĩ rằng với sự chăm chỉ, ông sẽ có thể đạt được một số thành tựu trong nghệ thuật.
Kết quả là sau một học kỳ, thành tích của ông xếp cuối lớp.
Giáo viên nhận xét rằng: Với tố chất mà em đã thể hiện trong bức tranh, tôi sợ rằng khó mà tới được trình độ cao trong tương lai.
Đúng lúc ông đang buồn, giáo viên hóa học đến nói với ông:
"Thái độ nghiêm túc và chăm chỉ của em chính xác là những gì môn hóa học cần. Em có thể thử dành nhiều thời gian hơn cho hóa học."
Sau khi nghe điều này, Wallach đã từ bỏ vẽ tranh sơn dầu và bắt đầu nghiên cứu hóa học bằng cả trái tim của mình.
Năm 1910, Wallach được trao giải Nobel Hóa học vì những đóng góp quan trọng của ông trong lĩnh vực này.
Khi không thể nhìn thấy hy vọng trên một con đường, bạn có thể thử thay đổi suy nghĩ của mình và tìm kiếm những bước đột phá khác.
Khi gặp những chướng ngại vật khó khăn, đừng vội vàng vượt qua chúng với cái đầu cố chấp, hãy học cách điều chỉnh hướng đi kịp thời.
Chỉ khi biết quay đầu, chúng ta mới có thể vượt qua nhiều trở ngại, mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc đời.
02
Chuyện không thông, buông bỏ mới thức thời
Châu Hữu Quang, người được mệnh danh là "Cha đẻ của bính âm Hán ngữ" của Trung Quốc, sống đến 112 tuổi.
Khi được một phóng viên hỏi về bí quyết trường thọ, ông Châu nói: "Phàm là chuyện gì cũng hãy nghĩ thật thoáng, nhìn về phía trước."
Phóng viên cười nói đùa: "Nếu vẫn không nghĩ được thoáng thì phải làm sao?"
Ông Châu đáp: "Buông bỏ, vậy chẳng phải là thông rồi sao!"
Trong cuộc đời mỗi người, sẽ có rất nhiều điều không thể nhìn thấu, rất nhiều chuyện không thể nghĩ thông.
Rất nhiều khi, quá vướng bận, quá cố chấp, sau cùng, sẽ chỉ đẩy bản thân vào tình thế đau khổ.
Một nhà văn từng nói:
Nếu không thể buông bỏ ngày hôm qua, bạn sẽ lãng phí cuộc sống của mình trong giây phút do dự này;
Nếu không thể buông bỏ trước mắt, bạn sẽ không thể tìm thấy một biển rộng sông dài khác.
Cuộc sống ngắn ngủi, đừng lãng phí thời gian tốt nhất của bạn vào những điều bạn không thể thay đổi.
Chỉ có quên đi tất cả những gì trong quá khứ, chúng ta mới có thể trút bỏ gánh nặng trên vai và nhẹ nhàng lên đường.
Yate, một nhà sản xuất xuất sắc trong ngành điện ảnh và truyền hình Mỹ, từng làm phát thanh viên cho một công ty truyền thông.
Vốn nghĩ rằng với năng lực của mình, anh có thể thăng tiến và tăng lương nhanh chóng.
Thật bất ngờ, vài năm sau, công ty đột ngột tuyên bố sa thải nhân viên và Yate không may cũng nằm trong danh sách bị sa thải.
Về đến nhà, anh báo tin cho vợ rồi nhốt mình trong phòng.
Người vợ đứng ngoài cửa lo lắng không biết phải làm sao.
Tuy nhiên, chỉ mười phút sau, Yate đã mở cửa và hào hứng nói với vợ:
"Em yêu, hãy mừng cho anh, vì cuối cùng anh cũng có cơ hội theo đuổi sự nghiệp của riêng mình!"
Bỏ việc bị thất nghiệp sang một bên, Yate sớm thành lập một công ty truyền thông và sản xuất một chương trình trò chuyện trên truyền hình.
Sau khi chương trình được phát sóng, nó rất được yêu thích và anh cũng trở nên nổi tiếng.
Với thái độ lạc quan, Yate cống hiến hết mình cho sự nghiệp và trở thành nhà sản xuất nổi tiếng.
Một nhà văn Nhật Bản từng nói: "Không cần suy nghĩ quá nhiều, chúng ta chỉ cần suy nghĩ cho rõ ràng chuyện của ngày hôm nay thôi là đủ rồi".
Càng nghĩ nhiều về những gì đã xảy ra, sẽ chỉ càng làm tăng thêm nỗi đau cho mình.
Khi không thể nghĩ thông suốt một chuyện gì đó, hãy quay trở lại với hiện tại, làm việc mà bạn nên làm.
Nghĩ thoáng một chút, bỏ lại quá khứ, bình tĩnh nói lời tạm biệt với ngày hôm qua, có như vậy, bạn mới không bỏ lỡ từng khoảnh khắc của hiện tại.
03
Sống ở đời, đừng bao giờ tự đẩy mình vào ngõ cụt, đừng tự làm khó cuộc đời mình.
Đối mặt với những người và vật khiến bạn cảm thấy bất lực, hãy quay đầu lại đúng lúc, buông tay càng sớm càng tốt, tránh xa càng sớm càng tốt.
Đừng quá cố chấp, đừng khiến bản thân bị mắc kẹt trong một suy nghĩ, có như vậy, bạn mới có thể giải phóng được đôi tay của mình và đón nhận một ngày mai hạnh phúc.