Lời của người giàu: Càng có tiền càng phải keo kiệt - Keo kiệt không xấu hổ, sống trong nghèo khốn mới đáng xấu hổ!
Thực ra, "keo kiệt", không chỉ là một thái độ sống, mà còn là một kiểu tu hành. Những người càng keo kiệt càng giàu có, sớm đã nhận ra hai đạo lý này.
Có người nói: "Người nghèo hào phóng, người giàu keo kiệt".
Nghĩa là người không rủng rỉnh túi tiền thì thích tiêu tiền vì sĩ diện, còn người nhiều tiền thì tiêu tiền nhưng tính toán cẩn thận.
Có người nói đùa rằng càng giàu càng keo kiệt.
Trong mắt nhiều người, keo kiệt đồng nghĩa với hay tính toán, chi li.
Thực ra, "keo kiệt", không chỉ là một thái độ sống, mà còn là một kiểu tu hành.
Những người càng keo kiệt càng giàu có, sớm đã nhận ra hai đạo lý này.
01
Keo kiệt không đáng xấu hổ, sống trong vất vả mới đáng xấu hổ
"Bạn nhìn nhận ra sao về hai chữ keo kiệt?"
Gia Cát Lượng trong "Giới tử thư" có một câu như này, đó cũng chính là câu trả lời đúng nhất: "Phu quân tử chi hành, tịnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức." (Người quân tử lấy cái "tĩnh" để tu thân, lấy "tiết kiệm" để tu dưỡng nhân cách)
"Keo kiệt" không phải là tính toán so đo từng đồng từng hào, mà là biết cách kiểm soát chi tiêu và duy trì kỷ luật tự giác.
Doanh nhân nổi tiếng Wang Yongqing (Năm 2008, Forbes xếp ông là người giàu thứ 178 trên thế giới với tài sản ròng ước tính 5,5 tỷ USD) thường xuyên bị mọi người chế giễu là người giàu có "keo kiệt" nhất.
Wang Yongqing lớn lên trong một gia đình nghèo khó, khi còn nhỏ, ông không chỉ phải trồng rau để nuôi lợn mà còn phải nhặt than rơi vãi hai bên đường sắt để bán lấy tiền.
Những tháng ngày nghèo khó khiến ông luôn tằn tiện.
Khi lớn lên, Wang Yongqing kinh doanh cửa hàng gạo với số vốn ban đầu chỉ 200 nhân dân tệ (khoảng 700 ngàn). Dựa vào đầu óc kinh doanh nhạy bén, lãnh thổ kinh doanh của ông không ngừng được mở rộng, công việc kinh doanh ngày càng phát đạt khiến ông trở thành người giàu có hàng đầu ở địa phương.
Ngay cả khi ngồi trên sự giàu có, ông vẫn giữ lối sống như trước kia.
Dù chỉ còn lại một miếng xà phòng nhỏ anh cũng sẽ dán nó lên miếng xà phòng mới và tiếp tục sử dụng.
Dùng sữa bột để pha cà phê, sau khi đổ ra, ông cho nước vào hộp để tráng qua lần nữa, sau đó rót nốt vào cốc cà phê.
Sau khi kiên trì chạy bộ vào buổi sáng, vòng eo của Wang Yongqing trở nên nhỏ hơn, bộ vest vốn mặc cũng trở nên rộng rãi hơn. Thấy vậy, người vợ cho mời thợ may tới nhà lấy số đo để may đồ mới, nhưng ông lại lấy trong tủ ra năm bộ vest cũ và nhờ thợ may sửa lại.
Đối với cả bó hoa mừng con gái đi lấy chồng, ông cũng so sánh nhiều cửa hàng hoa, và sau đó chọn bó rẻ nhất.
Nhân viên chỉ có thể ngồi hạng phổ thông trong các chuyến bay đi công tác và nếu khoản hoàn chi tiêu vượt quá ngân sách, họ sẽ lập tức phải trình bày nguyên do.
Chiêu đãi khách ăn tối cũng sẽ chỉ ăn ở nhà khách của công ty, nhân viên phục vụ sẽ chia món theo nhu cầu, ăn không hết phải gói mang về.
Keo kiệt thực sự không phải là có mà không chịu bỏ ra, mà là quan tâm tới "mức độ vừa phải".
Không có gì đáng xấu hổ khi keo kiệt, nhưng giữa sự so sánh và phù phiếm, những người đẩy cuộc đời xuống vực sâu mới là những người đáng xấu hổ.
Biết bao người phải làm nô lệ cho vật chất, không đủ sống, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.
Càng trải qua nhiều, bạn sẽ càng thấy rằng sự tự tin của người lớn đều do đồng tiền mang lại.
Một căn bệnh hiểm nghèo có thể dễ dàng làm tan nát một gia đình, mất việc làm có thể ngay lập tức khiến mọi người rơi vào lo lắng...
Bất cứ lúc nào, tiền trong thẻ càng nhiều, trong lòng càng có cảm giác an toàn, đường lui ở phía sau càng nhiều.
02
Từ chối không mất lịch sự, những giao tiếp không hiệu quả mới là mất lịch sự
Trong những năm gần đây, thuật ngữ "người không đâu" đã trở nên rất phổ biến trong xã hội.
Cái gọi là "người không đâu" ám chỉ những người không thể giúp chúng ta phát triển, nhưng lại âm thầm làm hao tổn và ảnh hưởng đến chúng ta.
Đối với những người như vậy, cách tốt nhất là ít giao tiếp, thậm chí từ chối giao tiếp.
Trong cuốn sách "Giảm gánh nặng xã hội", tác giả đã chia sẻ một trường hợp tư vấn của mình như này.
Người tới tư vấn, Châu, có một người bạn thân là làm đại lý sản phẩm. Lợi dụng tình bạn giữa hai người, đối phương thường xuyên giới thiệu sản phẩm cho Châu.
Ban đầu, Châu từ chối với lý do "túi tiền eo hẹp". Đối phương nói sản phẩm dùng được trước, kinh tế dư dả rồi mới trả tiền, còn luôn miệng nói chị em bạn bè với nhau, không cần tính toán rõ ràng như vậy.
Vì lần đầu tiên từ chối không thành nên nhiều lần sau đó Châu phải nhận sản phẩm từ người bạn này một cách thụ động.
Đối phương thỉnh thoảng sẽ quan tâm xem Châu sử dụng nó như thế nào, rồi ám chỉ Châu trả tiền.
Cứ như vậy, Châu đã phải chi khá nhiều tiền để mua một loạt các sản phẩm mà mình không có nhu cầu sử dụng.
Có người vì đồng cảm hoặc vì mềm lòng, trong lòng rõ ràng là không muốn, nhưng lại âm thầm dung túng cho người khác làm vậy.
Bạn phải biết rằng, sự cho phép vô nguyên tắc sẽ không khiến người khác tôn trọng, nó sẽ chỉ khiến người khác được đằng chân lân đằng đầu.
Thế giới của người lớn không thể tách rời khỏi tương tác xã hội, bởi lẽ đôi khi, chúng ta thực sự cần tới sự trợ giúp của các mối quan hệ. Tuy nhiên, cần không có nghĩa là nhẫn nhịn và thỏa hiệp.
Nhà tâm lý học Harriet Black đề xuất rằng những người dễ mềm lòng trong tiềm thức rất dễ bị thuyết phục trong các tình huống xã hội, không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình và sợ xung đột với người khác.
Trên thực tế, những mối quan hệ thoải mái, là những mối quan hệ mà ở đó, chúng ta không cần cảm thấy tự ti hay nịnh bợ, mà nó nên là tôn trọng và khuyến khích lẫn nhau.
Giống như một nhà văn đã từng nói: "Người chín chắn luôn có cái 'độ' giữa tiến và lùi đều, họ xem trọng việc thiết lập quan điểm xã giao bình đẳng với nhau."
Trước những hao tổn tinh thần trong sinh hoạt xã hội, cách an toàn nhất là không xu nịnh, không thỏa hiệp và luôn giữ vững lập trường.
Giữ các mối quan hệ xã hội là đang làm phép cộng, từ chối là làm phép trừ.
Người thông minh là người biết đâu là các mối quan hệ mà mình nên đầu tư vào.
Một vòng kết nối sạch sẽ và những người bạn đồng điệu với nhau là dáng vẻ của mạng lưới quan hệ xã hội mà chúng ta nên có.
03
"Keo kiệt" không hẳn là bủn xỉn, mà là giữ được sự tỉnh táo và lý trí trước định kiến thế tục.
Thay vì nói là keo kiệt, nói đúng hơn là sau khi nhận ra nhu cầu của bản thân, người ta học cách cân bằng và đánh đổi.
Mục tiêu rõ ràng, mỗi giây phút đều có giá trị, bạn sẽ càng gần với thành công.
Biết đủ, mọi thứ đều có chừng mực, người có quyết tâm biết giảm bớt những ham muốn thừa thãi, mới có thể sống tiêu diêu tự tại.
Học cách tôn trọng bản thân, lắng nghe trái tim mình, chỉ những người yêu bản thân mình mới có thể sống một cuộc sống tuyệt vời và giành được sự tôn trọng của người khác.
Con đường theo đuổi ước mơ luôn đầy chông gai và cám dỗ, nhưng trong quá trình đó, chúng ta đồng thời cũng đang tự tu tâm dưỡng tính và tìm kiếm một bản thân tốt hơn.