Loạt ảnh được chụp trong những năm 1870, phản ánh gần như chân thật nhất về cuộc sống và con người Trung Hoa vào thời kỳ Mạt Thanh. Đây là lúc mà triều đình tạo ra cục diện "Đồng Quang trung hưng" - Một nỗ lực khôi phục sự huy hoàng của nhà Thanh.
Mặc dù nỗ lực đó không thể khôi phục hoàn toàn vị thế nhà Thanh nhưng vẫn giúp kéo dài chế độ phong kiến thêm khoảng 60 năm nữa.
Vào cuối thời nhà Thanh, người dân thường sử dụng xe một bánh.
Một gia đình quây quần bên bàn ăn. Bức ảnh này đã được sắp đặt để chụp trong studio và sau đó được phát hành công khai tại Mỹ.
Lễ khai trương hoành tráng của một cửa tiệm.
Quang cảnh trên sông Tô Châu, thuyền bè trên sông qua lại tấp nập, hoạt động của con người vô cùng nhộn nhịp.
Một gia đình giàu có bố trí hôn lễ. Rất nhiều chữ "Hỉ" lớn, màu đỏ được treo trên cao. Những chiếc đèn lồng truyền thống được xếp dọc theo 2 bên. Tân lang và tân nương sẽ tiến hành nghi lễ bái trời đất tại đây. Mặc dù không nhìn rõ nhưng bố cục nơi này được trang trí rất lộng lẫy và tinh tế.
Tân nương Tằng Kỷ Phần và tân lang Nhiếp Trọng Phương, cả hai đều xuất thân từ danh gia vọng tộc. Phía sau lưng họ có dán 2 chữ "Hỉ" to lớn với mong ước sẽ có đại cát, đại lợi.
Đây là Bát Đạt Lĩnh, một phần của Vạn Lý Trường Thành. Bát Đạt Lĩnh là nơi được du khách viếng thăm nhiều nhất, thuộc địa giới Bắc Kinh ngày nay. Không ít người thắc mắc, tại sao hai bên Vạn Lý Trường Thành không có cây cối mọc lên, đó là bởi vì triều đình nhà Thanh đã đốn hạ tất cả cây cối để xây nên tường thành này, lúc đó người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.
Đây là Tiểu Cô Sơn ở giữa dòng sông Trường Giang, tỉnh An Huy. Tiểu Cô Sơn có độ cao là 78 mét, đứng sừng sững giữa sông với hình thù kỳ dị. Từ xưa nơi này đã nổi tiếng bởi sự kỳ quái, hiểm trở và cô lập.
Phong cảnh sông Mân, tỉnh Phúc Kiến.
Quang cảnh Nam Khẩu của Cư Dung Quan, ngoại ô Bắc Kinh. Nam Khẩu có địa hình hiểm trở, là đầu mối giao thông nối miền Bắc Trung Hoa với bên ngoài Vạn Lý Trường Thành.
Chùa nổi Kim Sơn nằm giữa dòng sông Ô Long, phía Tây Phúc Châu. Nơi này được xây dựng vào thời Thiệu Hưng, triều đại Nam Tống. Ngày nay, khách hành hương muốn vào chùa vẫn phải di chuyển bằng thuyền.
Nguồn: Toutiao, Xiaolishi