Loại thịt giúp kiểm soát đường huyết, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Nhưng có 2 món không kết hợp - 3 kiểu người tránh ăn

Đậu Đậu,
Chia sẻ

Tuy bổ dưỡng sánh ngang thuốc bổ nhưng theo Đông y, có 3 kiểu người cần tránh ăn thịt vịt, 2 thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp vì "đại kỵ" với nhau.

Loại thịt giúp kiểm soát đường huyết, cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn đang cần tìm một loại thịt lành mạnh với lượng đường trong máu, không khiến cho bệnh tiểu đường trầm trọng hơn thì đừng bỏ qua: Thịt vịt.

Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, rất giàu protein... nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp. Tiêu thụ thịt vịt ở mức độ hợp lý sẽ có tác dụng cải thiện nồng độ lipid máu, cải thiện khả năng hoạt động của insulin, nhờ đó giúp việc kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi ăn thịt vịt cần bỏ da.

20211001_chi-so-duong-huyet-bao-nhieu-la-chuan-2.jpeg

Không chỉ dừng lại ở việc lành mạnh với bệnh nhân tiểu đường, thịt vịt còn được các lương y Đông y sử dụng để bồi bổ cho các trường hợp suy nhược gầy sút, ăn kém, chán ăn, kiết lỵ, táo bón, phù nề, đới hạ, khí hư, sản phụ thiếu sữa, sốt nóng dai dẳng.

photo-1576154375270-15761543752761734520806.jpeg

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính hàn, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Vị lương y này cho biết, trong các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại "thuốc bổ thượng hạng", có tác dụng điều hòa ngũ tạng, trừ nhiệt, bổ hư.

Tuy bổ dưỡng sánh ngang thuốc bổ nhưng theo Đông y, có 3 kiểu người cần tránh ăn thịt vịt, 2 thực phẩm tuyệt đối không nên kết hợp vì "đại kỵ" với nhau.

2 món không nên kết hợp với thịt vịt

1. Thịt ba ba, rùa

Thịt vịt và thịt ba ba có chứa chất kỵ với nhau, nếu kết hợp sẽ gây ra phù phũng, tiêu chảy. Thêm vào đó, thịt vịt vốn chứa nhiều đạm còn thịt baba lại có nhiều chất sinh học có thể làm biến đổi chất đạm và giảm dinh dưỡng của 2 loại thịt này.

2. Trứng gà

Theo y học cổ truyền, thịt vịt tuyệt đối không ăn kèm trứng gà vì 2 loại thực phẩm này đều có tính hàn, nếu ăn chung có thể làm tổn hại đến dưỡng khí trong cơ thể.

trung-ga.jpeg

3 kiểu người không nên ăn thịt vịt

1. Người mắc bệnh gút

Thịt vịt có chứa lượng purin cao, vì thế những người mắc bệnh gút cần tránh ăn loại thịt này để không làm tăng axit uric trong cơ thể.

2. Người đang bị ho, bị cảm

Bệnh nhân bị ho, bị cảm thường có thể trạng yếu, còn mệt mỏi. Trong khi đó, thịt vịt có tính hàn, gây hạ nhiệt, có thể khiến những bệnh nhân cảm lạnh bị lạnh bụng, tiêu chảy, khó chịu trong người… Bệnh chưa kịp khỏi đã nặng thêm.

mon-vit-02-1429-1625383860-162-7717-6606-1625392412_680x0.jpeg

3. Người có hệ tiêu hóa kém

Đông y cho hay, thịt vịt có tính hàn, có thể khiến những người có hệ tuần hoàn kém bị suy yếu hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… Ngoài ra, thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ xương khớp.

Vậy chúng ta nên ăn thịt vịt như thế nào?

Theo các chuyên gia, duy trì thói quen ăn thịt vịt 2-3 lần một tuần là tốt nhất. Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, thịt vịt nên kết hợp cùng dưa chua vì dưa chua vốn có nhiều axit, nếu ăn chung sẽ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây còn là bài thuốc hiệu quả với người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.

dong-trung-ha-thao-ham-vit.jpeg

Ăn thịt vịt chung với củ mài cũng có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.

Nếu muốn làm đẹp da, bạn có thể kết hợp chung thịt vịt với kim ngân hoa. Trong Đông y, thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều "thuốc quý" cho da.

Chia sẻ