Loại quả quốc dân này mang chưng với 2 nguyên liệu sau không chỉ trị ho, dưỡng họng mà còn bổ khí huyết, giúp da dẻ trắng sáng, hồng hào
Lê chưng đường phèn sẽ hoàn hảo hơn khi thêm hai nguyên liệu này.
- 1. Lê, quýt, chanh vàng, táo gai/táo mèo
- 2. Đường phèn vàng
Lê chưng đường phèn không còn xa lạ với nhiều người. Đây là phương pháp dân gian hữu hiệu được mọi người sử dụng để trị ho, dưỡng họng, giải cảm và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, lê chưng đường phèn sẽ phát huy công dụng hiệu quả hơn nữa khi kết hợp với hai nguyên liệu tốt lành khác là quýt và chanh vàng.
Ngoài ra, lê chưng đường phèn cho thêm táo gai sẽ giúp cân bằng độ chua ngọt. Nếu không có táo gai, bạn có thể sử dụng táo mèo để thay thế.
Cách làm lê chưng đường phèn quýt chanh vàng
Chuẩn bị
Rửa sạch các loại quả. Lê gọt vỏ cắt miếng, quýt bóc vỏ để riêng.
Chanh vàng cắt lát mỏng.
Chưng các nguyên liệu cùng đường phèn
Cho lê, quýt, táo vào nồi đun sôi với một lượng nước thích hợp. Khi sôi, chuyển sang lửa nhỏ và nấu trong 20 phút.
Sau khi nước lê sánh lại, cho đường phèn vào. Khi đường phèn tan hết, thêm các lát chanh vàng đã cắt lát mỏng vào. Tắt bếp.
Công thức lê chưng đường phèn đặc biệt này tích hợp các dưỡng chất của nhiều nguyên liệu. Tinh dầu của chanh, quýt sẽ giúp giải cảm, thư giãn đầu óc. Công thức lê chưng này bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào.
Chúc bạn thành công với cách làm lê chưng đường phèn này nhé!
Tác dụng của chanh vàng với sức khỏe
Theo Healthline, chanh vàng chứa nhiều vitamin C, chất xơ và các hợp chất thực vật có lợi cho cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Chanh vàng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Theo nghiên cứu, một quả chanh cung cấp khoảng 31mg vitamin C, chiếm đến 15% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Việc ăn trái cây và rau củ giàu vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Bên cạnh vitamin C, nguồn chất xơ cùng các hợp chất thực vật trong chanh vàng cũng có thể làm giảm đáng kể một số yếu tố gây ra bệnh tim.
Ngăn ngừa sỏi thận
Nghe có vẻ khó tin nhưng axit citric trong chanh vàng có thể giúp "hóa giải" những cặn bã kết tinh và tích tụ trong sỏi thận của bạn. Axit này tăng độ pH trong nước tiểu và tăng lượng nước tiểu, khiến cho sỏi thận khó có thể hình thành được.
Hỗ trợ chống lại bệnh thiếu máu
Trong chanh vàng không có nhiều chất sắt. Tuy nhiên, chúng ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách cải thiện sự hấp thụ sắt của bạn từ nguồn thực phẩm thực vật. Vitamin C và axit citric trong chanh có thể bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu bằng cách đảm bảo bạn hấp thụ sắt tốt nhất từ chế độ ăn uống của mình.
Giảm nguy cơ ung thư
Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn trái cây họ cam quýt có nguy cơ ung thư thấp hơn. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng, các hợp chất thực vật trong chanh như limonene và narigenin có thể có chất xơ hòa tan, giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Chất xơ chính trong chanh là pectin - một dạng chất xơ hòa tan có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột.