Loại cây mà cứ Tết đến là ai cũng muốn có trong nhà, dù tốn tiền triệu vẫn mua không một chút lăn tăn!
Cùng tìm hiểu xem đó là cây gì nhé!
1. Giới thiệu về cây hạnh phúc
Đặc điểm của cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera Sinica và tên gọi khác là Heteropanax. Đây là một loại cây thuộc họ thân gỗ, sinh trưởng chủ yếu tại Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Khi được trồng trong môi trường tự nhiên, cây hạnh phúc có thể cao từ 1m đến 3m, nhưng nếu trồng trong nhà, chiều cao của cây chỉ trung bình từ 1.4m đến 1.6m.
Khi được trồng trong tự nhiên, cây hạnh phúc có thể ra hoa và kết thành quả hình hạt đậu. Hoa hạnh phúc có cánh màu trắng, đài xanh, khá hiếm thấy nên được coi là biểu tượng của sự may mắn.
Tuy nhiên, để cây hạnh phúc nở hoa thì người trồng cần biết chăm sóc cây đúng cách, và khi trồng trong nhà, hoa của cây hạnh phúc hầu như khó có thể nở.
Cây hạnh phúc có những loại nào?
Trên thị trường, chúng ta thường bắt gặp 2 loại chính của cây hạnh phúc: Cây hạnh phúc chậu đất và cây hạnh phúc thủy sinh.
Sự xuất hiện này là do nhu cầu của thị trường. Cây hạnh phúc được trồng trong chậu đất thường sẽ được sử dụng để trang trí nội thất hoặc ngoại thất. Cây hạnh phúc thủy sinh thường được sử dụng để làm cây để bàn.
2. Ý nghĩa của cây hạnh phúc
Giống như tên gọi của nó, cây hạnh phúc mang theo ý nghĩa về sự hạnh phúc, may mắn, sự gắn kết, tình yêu thương. Màu xanh và hình dáng bắt mắt hình trái tim của cành và lá cây hạnh phúc còn mang ý nghĩa về niềm tin, niềm hy vọng và sự lạc quan, tích cực.
Cây hạnh phúc được tận dụng để trang trí ở nhiều nơi khác nhau như: Phòng khách, văn phòng làm việc, sảnh lễ tân, sân thượng hay các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng,…
Giống như những loại cây cảnh khác, cây hạnh phúc giúp tăng thêm sắc xanh trong nhà hay nơi làm việc của bạn, khiến không gian thêm tươi mới và tràn đầy sinh khí. Ngoài ra, với vẻ uy nghiêm vốn có, loài cây này giúp tôn lên vẻ đẹp trang trọng và hiện đại cho ngôi nhà.
Cây hạnh phúc còn được mệnh danh là "máy lọc không khí mini" trong nhà. Bởi lẽ, nó là trợ thủ đắc lực, giúp thanh lọc không khí, cung cấp lượng oxy lớn, qua đó đem lại sự an toàn và sức khỏe cho những thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, nhờ tên gọi xinh đẹp của mình, cây hạnh phúc cũng được chọn lựa làm quà để dành tặng bạn bè, người thân trong những dịp trọng đại như hỏi cưới, tân gia,...
3. Cây hạnh phúc hợp mệnh gì, tuổi gì?
Cây hạnh phúc được cho là hợp với người mệnh Kim và người mệnh Thủy ở tất cả các độ tuổi. Đây là hai mệnh có khả năng nhận được nhiều năng lượng tích cực nhất từ loài cây này.
Tuy nhiên, nó không xung khắc với bất kỳ bản mệnh nào, do vậy, những gia chủ mang mệnh khác vẫn hoàn toàn có thể sở hữu một cây hạnh phúc. Việc điều hòa không khí và nâng cao năng lượng xung quanh không gian sống mà nó được đặt cũng có thể mang lại nhiều sự thư thái, thoải mái cho gia chủ.
4. Giá cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua sắm một cây hạnh phúc tại các cửa hàng online/offline, các website bán cây cảnh hoặc thậm chí có thể đặt mua trên các sàn thương mại điện tử.
Cây hạnh phúc có rất nhiều mức giá, tùy thuộc vào kích thước, là cây thủy sinh để bàn hay trong chậu, cây trang trí nội thất hay trồng ngoài vườn, có chậu đi kèm hay không.
Nếu bạn muốn mua một cây hạnh phúc nhỏ nhắn để bàn, giá sẽ dao động khoảng 100.000 - 200.000 đồng/cây. Nếu bạn muốn mua một cây hạnh phúc to và trồng ngoài vườn, trang trí ngoại thất thì giá cây có thể từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng/cây.
Cách chăm sóc cây hạnh phúc
- Về đất trồng: Bạn cần chọn loại đất tơi, xốp và giữ ẩm tốt. Bạn có thể bổ sung xơ dừa, mùn tơi hoặc phân bón để duy trì độ ẩm tốt hơn.
- Về tưới tiêu: Bạn nên tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối nếu trồng cây ngoài trời và 3 lần/tuần nếu trồng cây trong nhà hoặc nơi khuất nắng. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để đất không quá khô.
- Về nhiệt độ: Cây thích nghi rất tốt với khí hậu Việt Nam vì có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là từ 18-28 độ C. Bạn cần để cây ở nơi có ánh sáng ít nhất 1 tiếng/ngày để cây có thể quang hợp. Lưu ý tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lớn hơn 40 độ C vì có thể làm lá cây héo úa.
- Về bón phân: Cứ cách 4-5 tháng bạn bón phân 1 lần bằng các loại phân chuồng, mùn cưa kết hợp với hợp chất NPK để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Về phòng ngừa sâu bệnh: Cây có thể gặp các bệnh thông thường như đốm lá, rầy, thối rễ, vì vậy bạn cần lưu ý cắt bỏ lá/cành già, kém phát triển và bị sâu bệnh. Nếu cây bị bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể mua thuốc trị sâu rầy về phun.