Loài cây kỳ lạ có khả năng... chịu lửa
Năm 2012, một vụ cháy tại Tây Ban Nha khiến hơn 20.000 ha rừng bị cháy thành than. Nhưng giữa hỏa hoạn, một nhóm cây Bách vẫn đứng thẳng, xanh tươi.
Thông thường, việc trồng cây để ngăn cháy rừng có vẻ ngược đời. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang mong chờ một khám phá mới về loại cây có khả năng chịu lửa cực tốt.
Loài cây có khả năng khác thường này là cây Bách Địa Trung Hải.
Khả năng đặc biệt của cây Bách được phát hiện sau một vụ cháy rừng lớn tại Tây Ban Nha năm 2012. Khu rừng được trồng từ những năm 1980 với mục đích khám phá sức đề kháng của cây Bách với các tác nhân gây bệnh. Vụ cháy khiến phần lớn khu rừng bị tàn phá, chỉ riêng cây Bách là vẫn sống tốt, cành lá xanh tươi phát triển bình thường. Những giống cây lớn khác như sồi, thông đều bị thiêu cháy, chỉ có cây Bách là tồn tại.
Thực tế, vẫn có 1,27% cây Bách bị cháy. Tuy nhiên, đây là số lượng cực kỳ nhỏ so với đám cháy rừng quy mô lớn. Và điều này mở ra hy vọng cho các nhà khoa học khám phá khả năng kỳ diệu của loài cây này.
Trong suốt ba năm, nhóm nghiên cứu đã tìm mọi cách để giải thích khả năng kháng lửa của cây Bắc Địa Trung Hải. Sự thật, loài cây này có hệ thống duy trì nước trong thân cây rất thông minh.
Lá cây có hàm lượng nước cao giúp cây có thể sống khỏe mạnh trong mùa nóng, khô. Lá cây có lớp biểu bì dày, các lỗ thoát khí được bố trí bên trong, do đó lá ít bị mất nước.
Lá cây bách có cấu tạo rất đặc biệt giúp chúng không bị mất nước, có thể chống lại ngọn lửa.
Ngoài ra, lá cây dày cũng không bị mất nước khi chúng rụng xuống. Khi lá cây chồng chất trên mặt đất, nó là lớp bảo vệ cây khỏi ngọn lửa khi xảy ra cháy rừng.
Chính vì thế, cây Bách thường được trồng ở những vùng có nguy cơ cháy rừng và được coi là loại cây chống lửa để bảo vệ các cây khác.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra hợp chất cụ thể trong cây Bách giúp chúng có thể kháng lửa tốt hơn so với các loài khác. Nếu thành công, trong tương lai sẽ có nhiều loài thực vật có khả năng chống cháy tương tự.
Loài cây có khả năng khác thường này là cây Bách Địa Trung Hải.
Khả năng đặc biệt của cây Bách được phát hiện sau một vụ cháy rừng lớn tại Tây Ban Nha năm 2012. Khu rừng được trồng từ những năm 1980 với mục đích khám phá sức đề kháng của cây Bách với các tác nhân gây bệnh. Vụ cháy khiến phần lớn khu rừng bị tàn phá, chỉ riêng cây Bách là vẫn sống tốt, cành lá xanh tươi phát triển bình thường. Những giống cây lớn khác như sồi, thông đều bị thiêu cháy, chỉ có cây Bách là tồn tại.
Cả khu rừng bị cháy hết, chỉ riêng những cây Bách vẫn xanh tươi.
Thực tế, vẫn có 1,27% cây Bách bị cháy. Tuy nhiên, đây là số lượng cực kỳ nhỏ so với đám cháy rừng quy mô lớn. Và điều này mở ra hy vọng cho các nhà khoa học khám phá khả năng kỳ diệu của loài cây này.
Trong suốt ba năm, nhóm nghiên cứu đã tìm mọi cách để giải thích khả năng kháng lửa của cây Bắc Địa Trung Hải. Sự thật, loài cây này có hệ thống duy trì nước trong thân cây rất thông minh.
Lá cây có hàm lượng nước cao giúp cây có thể sống khỏe mạnh trong mùa nóng, khô. Lá cây có lớp biểu bì dày, các lỗ thoát khí được bố trí bên trong, do đó lá ít bị mất nước.
Lá cây bách có cấu tạo rất đặc biệt giúp chúng không bị mất nước, có thể chống lại ngọn lửa.
Ngoài ra, lá cây dày cũng không bị mất nước khi chúng rụng xuống. Khi lá cây chồng chất trên mặt đất, nó là lớp bảo vệ cây khỏi ngọn lửa khi xảy ra cháy rừng.
Chính vì thế, cây Bách thường được trồng ở những vùng có nguy cơ cháy rừng và được coi là loại cây chống lửa để bảo vệ các cây khác.
Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra hợp chất cụ thể trong cây Bách giúp chúng có thể kháng lửa tốt hơn so với các loài khác. Nếu thành công, trong tương lai sẽ có nhiều loài thực vật có khả năng chống cháy tương tự.
Theo IFL Science