Lọ Lem thời hiện đại: Từng vào tù ra tội, qua một lần đò, có con riêng, làm bồi bàn vẫn trở thành Công nương danh giá
Công nương Mette-Marit từng có quá khứ phức tạp ít ai biết trước khi kết hôn với người thừa kế ngai vàng của vương quốc Na Uy, Thái tử Haakon.
Quá khứ nổi loạn
Mette-Marit, Công nương của Na Uy, sinh ngày 19/8/1973 tại Kristiansand. Bà là con út trong một gia đình của một nhân viên ngân hàng và một nhà báo.
Cha mẹ của Mette-Marit ly hôn vào năm 1984. Bà cùng các anh, chị lớn lên tại thị trấn Kristiansand phía nam Na Uy, trải qua những tháng ngày tuổi thơ rong ruổi quanh bờ biển.
Trước khi kết hôn với người thừa kế ngai vàng của Na Uy, quá khứ nổi loạn của Mette-Marit từng là chủ đề bàn tán của dư luận nước này và vấp phải sự can ngăn quyết liệt từ phía gia đình hoàng gia.
Công nương xinh đẹp Mette-Marit từng có quá khứ nổi loạn không ngờ.
Trước khi trở thành Công nương Na Uy, Mette-Marit vấp phải sự ngăn cản của gia đình hoàng gia.
Mette-Marit từng trải qua thời trẻ nổi loạn với ma túy và phạm tội. Thậm chí bà từng kết hôn với một tên tội phạm và có một cậu con trai riêng. Sau khi ly hôn, Mette-Marit tiếp tục cuộc sống của một bà mẹ đơn thân và làm đủ mọi việc từ bồi bàn cho đến bán quần áo để trang trải cuộc sống của hai mẹ con.
Tháng 8/2001, vài ngày trước khi đám cưới hoàng gia diễn ra, Mette-Marit xuất hiện tại một cuộc họp báo và bà dũng cảm thừa nhận về sai lầm trong quá khứ của mình.
"Quá khứ của tôi rất khác biệt so với nhiều người. Tôi đã trải qua một cuộc sống buông thả trong thời gian dài. Tôi đã vượt qua nhiều giới hạn và chuyện này khiến tôi phải trả giá đắt", Mette-Marit rơi lệ khi phát biểu.
Tình yêu vượt giới hạn
Mette-Marit đã gặp gỡ làm đem lòng cảm mến Haakon, Thái tử của Na Uy vào năm 1999 tại một lễ hội âm nhạc. Tình yêu của hai người nhanh chóng nảy nở và cả hai nguyện ước sẽ ở bên nhau đến trọn đời. Năm 2000, cả hai quyết định đính hôn.
Trước sự ngăn cản của gia đình và chỉ trích của dư luận, Thái tử Haakon đưa ra một tối hậu thư - nếu không được kết hôn với Mette chàng sẽ thoái vị. "Tình cảm giữa chúng tôi rất sâu đậm nên tôi không thể để vuột mất nó" – Thái tử Haakon tuyên bố.
Kirsti Kolle Grondahl, chủ tịch quốc hội Na Uy bấy giờ, ủng hộ Mette-Marit và thúc giục người dân "đừng bàn tán về quá khứ của công nương, đừng để thanh danh của cô bị tổn hại".
Đám cưới diễn ra tháng 8/2001 tại nhà thờ Oslo. Công nương Mette-Marit không kìm được nước mắt khi Thái tử Haakon đeo chiếc nhẫn vàng lên ngón tay cô dâu.
Thái tử Haakon kiên quyết lấy người phụ nữ đã qua một lần đò, từng phạm tội làm vợ.
Đám cưới của cả hai nhận được sự ủng hộ của người dân sau bài phát biểu xúc động.
Họ đã có một cái kết tốt đẹp, vượt qua mọi định kiến.
Ngày 21/1/2004, Công nương Mette-Marit hạ sinh công chúa Ingrid Alexandra. Cô bé đã trở thành nữ thừa kế đầu tiên của ngai vàng. Một năm sau đó, tiểu hoàng tử Sverre Magnus tiếp tục chào đời trong niềm vui sướng của hoàng gia và người dân Na Uy.
Theo hiến pháp Na Uy, con trai riêng của Công nương Mette-Marit không thể kế thừa ngai vàng. Tuy nhiên, Thái tử Haakon coi con riêng của vợ như con đẻ và công nhận cậu Marius là một thành viên hoàng tộc.
Sau khi kết hôn, Mette-Marit đã tham gia vào các cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nghệ thuật các chương trình nhân đạo, cũng như tham gia vào các chuyến thăm chính thức trong và ngoài nước.
Đặc biệt, bà tích cực tham gia vào những hoạt động về phòng chống HIV/AIDS. Năm 2006, bà trở thành đại diện đặc biệt của tổ chức UNAIDS thuộc Liên Hợp Quốc. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vinh danh bà là Lãnh đạo trẻ toàn cầu vào năm 2010.
Công nương Na Uy và chồng hạnh phúc bên nhau sau bao sóng gió.
Gia đình tuyệt đẹp của Công nương Na Uy.
Con riêng của Công nương Na Uy được chào đón như một thành viên hoàng gia.
Có thể thấy, không ai không phạm sai lầm trong quá khứ nhưng cách họ vượt qua bóng đen đầy tội lỗi ấy mới là điều quan trọng. Công nương Na Uy là một minh chứng lớn cho những nỗ lực phi thường của bà vượt qua mọi rào cản để tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho mình.
Nguồn Tổng hợp