Liều mình "bò" qua cầu tre tạm bợ trên con kênh hôi thối
Hàng chục hộ dân sống hai bên kênh Đại Yên thuộc quận Ba Đình hàng ngày phải liều mình bò qua cầu tre bắc tạm để sang bờ bên kia.
Trong khi chờ lực lượng chức năng tiến hành xây dựng cống ngầm trên kênh Đại Yên (Quận Ba Đình - Hà Nội), rất nhiều hộ dân thuộc phường Ngọc Hà, Đội Cấn, Liễu Giai đang phải "sống chung với lũ" vì bị mùi xú uế tấn công. Không chỉ thế nhiều ngày nay người dân phải chịu cảnh bò trên những cây cầu tạm để sang bờ bên kia, điều này đang đe dọa đến sự an toàn của người già và trẻ nhỏ.
Kênh Đại Yên chảy từ dốc Hoàng Hoa Thám, điểm cuối là phố Vạn Bảo, từ rất lâu con kênh bị ô nhiễm nặng khiến hàng trăm, hàng nghìn hộ dân sinh sống bên cạnh bị ảnh hưởng bởi mùi xú uế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã rất nhiều lần người dân sinh sống quanh kênh Đại Yên kiến nghị lên chính quyền về việc xây dựng cống ngầm để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại đây.
Đường cống ngầm ngay cạnh phố Vạn Bảo được bắt đầu xây dựng từ năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, vật liệu xây dựng ngổn ngang, đường lầy lội mỗi khi trời đổ mưa.
Đoạn chảy qua phố Đội Cấn, công trình vẫn ngổn ngang, dòng chảy bị thu hẹp, nguy cơ sụt lún đối với các hộ dân sinh sống dọc sông bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đáng nói nhất là khu vực Ngọc Hà, vật liệu đổ ngổn ngang, người dân phải bắc những cây cầu tre tạm để đi.
Bà Trần Thị Se (số nhà 51 - Ngọc Hà - Ba Đình - HN) cho biết: "Đơn vị thi công thực hiện khá chậm trễ, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Bản thân tôi mỗi khi muốn đi ra khỏi nhà hệt như đánh vật trên cây cầu tre này".
Cách đây 2 ngày, trong một lần qua cầu, bà Se bị ngã, rất may không bị rơi xuống kênh nhưng cổ tay bà bị thương dẫn đến đau nhức không thể làm được việc gì. Sáng ngày 24/10 bà đành phải mang 2 quả mướp sang hàng xóm nhờ gọt hộ.
Giống như trường hợp của bà Se, cụ Nguyễn Thị Vang (82 tuổi, trú tại số nhà 49) hàng ngày phải bò qua cây cầu bắc bằng vài thanh tre để qua bên kia bờ.
Bà Vang cho biết: "Khổ lắm, thân tôi già cả rồi nếu ở trong nhà cả ngày thì bị tù túng lắm, mà muốn sang hàng xóm chơi phải bò qua cây cầu này. Mỗi khi qua cầu tôi phải bò lê từng bước".
Con gái chị Hoàng Thị Liên (số nhà 47), phải lê từng bước qua cây cầu. Cây cầu tạm này chắc chắn hơn những cây cầu khác do chồng chị Liên thiết kế lại để đảm bảo cho mấy mẹ con mỗi khi qua cầu.
Tuy nhiên, phía trước nhà là kênh sâu hoắm, 2 đứa con nhà chị Liên lại còn nhỏ nên chị luôn phải trông chừng các con, không thể làm được việc gì, ngay cả việc nhà.
Không những thế, để có nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày, người dân phải lắp đường ống nước bắc qua kênh từ bên kia bờ.
Dù vô cùng hôi thối nhưng không còn cách nào khác, người dân vẫn phải "sống chung với lũ" với hy vọng lực lượng chức năng, đơn vị thi công sớm hoàn thành công trình cống ngầm.
Kênh Đại Yên chảy từ dốc Hoàng Hoa Thám, điểm cuối là phố Vạn Bảo, từ rất lâu con kênh bị ô nhiễm nặng khiến hàng trăm, hàng nghìn hộ dân sinh sống bên cạnh bị ảnh hưởng bởi mùi xú uế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã rất nhiều lần người dân sinh sống quanh kênh Đại Yên kiến nghị lên chính quyền về việc xây dựng cống ngầm để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm tại đây.
Đường cống ngầm ngay cạnh phố Vạn Bảo được bắt đầu xây dựng từ năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, vật liệu xây dựng ngổn ngang, đường lầy lội mỗi khi trời đổ mưa.
Đoạn chảy qua phố Đội Cấn, công trình vẫn ngổn ngang, dòng chảy bị thu hẹp, nguy cơ sụt lún đối với các hộ dân sinh sống dọc sông bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đáng nói nhất là khu vực Ngọc Hà, vật liệu đổ ngổn ngang, người dân phải bắc những cây cầu tre tạm để đi.
Bà Trần Thị Se (số nhà 51 - Ngọc Hà - Ba Đình - HN) cho biết: "Đơn vị thi công thực hiện khá chậm trễ, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Bản thân tôi mỗi khi muốn đi ra khỏi nhà hệt như đánh vật trên cây cầu tre này".
Cách đây 2 ngày, trong một lần qua cầu, bà Se bị ngã, rất may không bị rơi xuống kênh nhưng cổ tay bà bị thương dẫn đến đau nhức không thể làm được việc gì. Sáng ngày 24/10 bà đành phải mang 2 quả mướp sang hàng xóm nhờ gọt hộ.
Giống như trường hợp của bà Se, cụ Nguyễn Thị Vang (82 tuổi, trú tại số nhà 49) hàng ngày phải bò qua cây cầu bắc bằng vài thanh tre để qua bên kia bờ.
Bà Vang cho biết: "Khổ lắm, thân tôi già cả rồi nếu ở trong nhà cả ngày thì bị tù túng lắm, mà muốn sang hàng xóm chơi phải bò qua cây cầu này. Mỗi khi qua cầu tôi phải bò lê từng bước".
Con gái chị Hoàng Thị Liên (số nhà 47), phải lê từng bước qua cây cầu. Cây cầu tạm này chắc chắn hơn những cây cầu khác do chồng chị Liên thiết kế lại để đảm bảo cho mấy mẹ con mỗi khi qua cầu.
Tuy nhiên, phía trước nhà là kênh sâu hoắm, 2 đứa con nhà chị Liên lại còn nhỏ nên chị luôn phải trông chừng các con, không thể làm được việc gì, ngay cả việc nhà.
Không những thế, để có nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày, người dân phải lắp đường ống nước bắc qua kênh từ bên kia bờ.
Dù vô cùng hôi thối nhưng không còn cách nào khác, người dân vẫn phải "sống chung với lũ" với hy vọng lực lượng chức năng, đơn vị thi công sớm hoàn thành công trình cống ngầm.
Trả lời báo Người Lao Động, Ông Nguyễn Thanh Hải, Tổ trường dân phố số 9, phường Ngọc Hà, bức xúc: “Đã nhiều năm qua các hộ dân sống trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Dân đã nhiều lần báo cáo, kiến nghị lên chính quyền sở tại, tuy nhiên chưa nhận được phản hồi. Khổ sở hơn, nửa năm nay người dân sống giữa bãi rác xây dựng, đất đá ngổn ngang, nhà bị phá dở dang, nhiều hộ có nguy cơ sụp lở cao từ công trình xây dựng hệ thống cống”. |