Lấy người phụ nữ xấu nhất nước làm vợ, Gia Cát Lượng khiến đời sau phải trầm trồ thán phục vì cách chọn vợ có 1-0-2
Thế nhưng đến thời nay người ta mới hiểu, chọn vợ tỉnh táo, biết nhìn xa trông rộng như Khổng Minh được mấy người.
Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.
Là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa nhưng hình tượng Khổng Minh Gia Cát Lượng được biết đến chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung. Dù được sử sách hay miêu tả trong tiểu thuyết, Gia Cát Lượng là bậc thánh nhân nhưng đời sống tình cảm của ông luôn khiến thiên hạ vô cùng tiếc nuối.
Nguyên nhân có lẽ là ở thời đa thê, Gia Cát Lượng vừa tài giỏi khí chất nhưng lại chọn cưới một người phụ nữ “xấu xí” làm vợ. Thế nhưng đến thời nay người ta mới hiểu, chọn vợ tỉnh táo, biết nhìn xa trông rộng như Khổng Minh được mấy người.
Sách lịch sử “Tương Dương Kỳ Cựu Ký” ghi chép: Hoàng Thừa Ngạn, một người vui tính, là một học giả nổi tiếng ở Miền Nam đã nói với Khổng Minh: “Nghe nói ngươi đang tìm vợ, ta có 1 cô con gái gái xấu xí tóc vàng, mặt đen có lẽ sẽ rất phù hợp với ngươi”.
Không ngờ Gia Cát Lượng nghe được chuyện này liền đồng ý cưới luôn con gái của Hoàng Thừa Ngạn. Lúc đó dân làng có câu: “Đừng giống Khổng Minh khi chọn vợ, nếu không sẽ lấy phải một cô gái xấu xí như A Thừa!”.
Dù ở thời đại nào thì khi kết hôn người ta cũng phải nhìn vào ngoại hình của đối phương. Hoặc ít nhất là cô gái/chàng trai ấy cũng phải ưa nhìn 1 chút, xứng lứa vừa đôi với mình.
Gia Cát Lượng là người tài cao nhưng chọn 1 cô gái xấu xí làm vợ quả thật có chút vô lý. Vậy lý do Gia Cát Lượng chọn lấy Hoàng Nguyệt Anh thực chất là gì?
Vào thời đại mà kiến thức khan hiếm, Gia Cát Lượng tìm được mỹ nhân thì dễ nhưng tìm được tri âm lại khó. Nếu kiến thức của vợ không thể bắt kịp với kiến thức của Gia Cát Lượng thì một người tài giỏi như ông sẽ rất khó chịu.
Nguyên tắc này được áp dụng ở mọi nơi. Tôi đã từng nghe một câu chuyện như thế này:
Một ông chồng đưa vợ đi ăn tiệc công ty, ở đó có rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Lúc mọi người giới thiệu về “hậu phương” của mình, anh chồng cao hứng làm 1 đoạn thơ.
Nhưng đáng tiếc vợ anh ta lại không đủ tư duy để hiểu hết sự ẩn dụ trong câu thơ đó nên cô cảm thấy khó chịu khi mọi người xung quanh cứ nhìn mình. Người vợ tức giận và lập tức bỏ về. Hóa ra cô ấy nghĩ chồng mình mang mình ra làm trò đùa để bạn bè giễu cợt.
Và đó cũng không phải lần đầu tiên cô vợ này làm xấu mặt chồng trước đám đông. Tất cả xuất phát từ việc không cùng tầng suy nghĩ.
Câu chuyện này cho chúng ta biết tầm quan trọng của sự cân xứng trong thế giới hôn nhân.
Quay trở lại câu chuyện chọn vợ của Gia Cát Lượng, tại sao nói Hoàng Nguyệt Anh là 1 lựa chọn hoàn hảo?
1. Gia thế ưu tú của nhà vợ giúp ích cho sự nghiệp của đàn ông
Cha của Hoàng Nguyệt Anh là một danh sĩ nổi tiếng ở Giang Nam, dì và chú của bà cũng là những người máu mặt ở Kinh Châu. Và những mối quan hệ này chỉ đơn giản là mở đường cho Gia Cát Lượng bước vào giới chính trị mà thôi!
Thử nghĩ xem, tại sao Gia Cát Lượng quanh năm ở Long Trung lại có thể phân tích mọi thứ kỹ lưỡng như vậy khi Lưu Bị đến thăm nhà tranh ba lần? Tại sao Gia Cát Lượng lại biết nhiều về tình hình hiện tại, xu thế triều đình và nội tình đến vậy? Tại sao Gia Cát Lượng có thể giúp Lưu Bị chiếm Kinh Châu dễ dàng như vậy? Hiển nhiên, những người họ hàng quyền lực này của Hoàng Nguyệt Anh đã có công rất lớn.
Bản chất Gia Cát Lượng luôn nuôi chí lớn, với những tham vọng như vậy không thể chọn bạn đời dựa vào ngoại hình. Thiếu 1 chút về vẻ ngoài nhưng Hoàng Nguyệt Anh lại có tất cả: thông minh, hiểu biết, đức hạnh và 1 gia thế vững chãi chống đỡ. Khi sự nghiệp là lựa chọn hàng đầu của đàn ông thì sắc đẹp không còn là chỉ số quan trọng nữa. Tài năng của 1 người chỉ là bước đệm, đôi khi phải có mối quan hệ và nguồn lực mới có “sân khấu” để thể hiện tài năng ấy.
Nói thế không có nghĩa Gia Cát Lượng thực dụng, bản thân Hoàng Nguyệt Anh cũng rất thích nam nhân có tài. Họ kết hợp lại chẳng khác một cặp trời sinh.
2. Đằng sau thành công của 1 người đàn ông là công lao của người phụ nữ
Thế giới chỉ biết Gia Cát Lượng là cố vấn quân sự của Lưu Bị chứ không biết đằng sau ông còn có 1 cố vấn khác là Hoàng phu nhân. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc đến 2 câu chuyện: Đầu tiên là câu chuyện con bò gỗ và con ngựa bay, thứ hai là câu chuyện về chiếc quạt lông vũ.
Gia Cát Lượng từng nổi tiếng trong Tam Quốc nhờ con bò gỗ và con ngựa bay. Nguồn cảm hứng của ông chính là Hoàng Nguyệt Anh. Bà thực chất là một người đam mê kỹ thuật. Lúc đó bà rất thích nghiên cứu các kỹ thuật cơ khí như người gỗ và chó gỗ. Trước khi hai người kết hôn, Hoàng Nguyệt Anh đã đưa ra điều kiện “ba không” là không ngồi kiệu, không cưỡi ngựa, không đi thuyền. Gia Cát Lượng suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng rước Hoàng Nguyệt Anh về nhà với một con bò gỗ và một con ngựa bay. Người ta nói rằng bà cũng có công trong Bát Trận Đồ, Gia Cát Liên Nỏ...
Chính vậy mà Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung miêu tả Hoàng phu nhân là “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, đọc đủ mọi loại sách”.
Khi Hoàng Nguyệt Anh gặp Gia Cát Lượng lần đầu tiên, bà đã tặng ông một chiếc quạt lông vũ. Bà còn nhắn nhủ rằng nếu muốn đạt được điều lớn lao thì phải biết che giấu cảm xúc và sự tức giận của mình. Nếu thực sự không làm được thì nên che đậy biểu cảm của mình để không ai có thể nhìn thấy. Từ đó Gia Cát Lượng không bao giờ rời tay chiếc quạt ấy và mỗi lần ông dơ quạt lên thì chẳng ai hiểu ông đang mưu tính điều gì.
Có những tương truyền rằng, phía sau quạt của Gia Cát Lượng chính là Hoàng Nguyệt Anh suốt đời học tập và biên soạn các chiến lược quân sự giúp chồng.
Ngoại hình kém sắc và trái tim nhân hậu là nơi trú ẩn ấm áp cho đàn ông
Tôi tin ai cũng biết cái kết của tứ đại mỹ nữ thời xưa có dáng vẻ làm “cá lặn, chim sa, trăng mờ, hoa thẹn”. Vậy nên với 1 người có đầu óc chiến lược như Gia Cát Lượng thì mỹ nhân đối với ông không thực sự cần thiết. Và cũng có thể, lấy mỹ nhân Gia Cát Lượng sẽ phải ngày đêm cung phụng, đi lấy lòng nàng chứ sao có được 1 hậu phương, quân sư đắc lực như Hoàng Nguyệt Anh.
Thực ra, sự xấu xí của Hoàng Nguyệt Anh cũng chỉ là lời đồn. Da sẫm màu và tóc vàng không có nghĩa là bạn xấu xí, nó cũng có thể là bạn có vẻ ngoài đặc biệt hơn người thường 1 chút. Không có sự cao quý của hoa mẫu đơn và vẻ đẹp yêu kiều của hoa hồng, hoa huệ tươi tắn và thanh lịch cũng có nét quyến rũ riêng. Có lẽ, điều mà Gia Cát Lượng, người “cao tám thước, mặt như ngọc” cần chính là một người vợ tướng mạo tầm thường nhưng lại hiền lành, đức độ như vậy. Và dĩ nhiên, nó cũng đem lại cảm giác an toàn, ấm áp hơn những mỹ nhân nghiêng nước nghiêng thành đi đâu cũng có đàn ông muốn chiếm hữu.