Lấy chồng 6 năm không sinh con, người phụ nữ bị đẩy ra đường phải vào nhà thổ kiếm sống nhưng có bước ngoặt không tưởng khi lên xe hoa lần 2
20 tuổi đón nhận cú sốc đau đớn nhưng sau đó, Mạc Tú Anh đã dần dần gượng dậy, xây dựng lại cuộc đời.
Đôi khi, một cánh cửa này đóng lại sẽ giúp chúng ta mở ra cánh cửa khác huy hoàng hơn, đón nhận những thứ tốt hơn. Cái chính là bản thân người phụ nữ ấy có thật sự đáng giá và họ có sẵn sàng để thể hiện giá trị bản thân hay không.
6 năm không sinh con bị hắt hủi
Đối với Mạc Tú Anh, năm bà tròn 20 tuổi là năm đen tối nhất cuộc đời vì bị gia đình chồng đuổi ra đường vì mãi không thể sinh con.
Mạc Tú Anh là người gốc Quảng Đông. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo đói. Gia đình bà khá đông con nên bố mẹ nuôi nấng rất vất vả. Không thể lo được hết cho các con, bố mẹ Mạc Tú Anh gửi bà đến nhà bà ngoại nhờ nuôi giúp.
Những đứa con sinh ra trong gia đình nghèo khó thì có ý thức luôn từ khi còn nhỏ. Sau khi lớn hơn một chút, Mạc Tú Anh đã đi học hát rồi trình diễn trên sân khấu, mang chút thu nhập nhỏ nhoi về cho gia đình.
Khi được 14 tuổi, bà của Mạc Tú Anh gả cháu gái cho con trai nhà họ Lý. Vì gia đình này khá giả nên Tú Anh khá hài lòng với cuộc hôn nhân sắp đặt ấy.
Đối với Mạc Tú Anh khi ấy, kết hôn để có đủ thức ăn và chỗ ngủ ấm áp là được rồi. Bà nào đâu biết đến chuyện tình cảm vợ chồng hay tình yêu là gì.
Thế nhưng sau khi kết hôn, cuộc sống của bà còn tồi tệ hơn xưa nữa. Chồng bà có tính khí thất thường và rất hay đánh đập, mắng mỏ vợ. Không chỉ vậy, người chồng còn thường xuyên ra ngoài chẳng về nhà. Dù vậy, bố mẹ chồng vẫn yêu thương con dâu, đối xử rất tốt.
4 năm trôi qua, bụng của Mạc Tú Anh cũng chưa một lần lớn lên. Bố mẹ chồng cũng dần im lặng trước những lần đòn roi và thay đổi thái độ đối với con dâu. Thậm chí mẹ chồng còn đay nghiến, nói đến chuyện nếu bà Tú Anh không mang thai được thì ly hôn.
Tú Anh đã thử qua hàng loạt các thang thuốc khác nhau nhưng chúng đều chẳng mang tới kết quả nào.
Năm 1920, khi ấy Mạc Tú Anh đã có chồng 6 năm nhưng vẫn chưa sinh được đứa con nào đã bị nhà chồng tống ra đường. Cuộc sống như chìm sâu vào bóng tối thật sự với Tú Anh. Chẳng có đường nào để đi, bà đã rơi vào một nhà thổ để tìm kiếm công việc, duy trì cuộc sống.
"Cuộc đời thứ 2" lẫy lừng
Mạc Tú Anh học hát opera bằng tiếng Quảng Đông từ nhỏ. Giọng hát của bà hùng hồn, sáng và vang. Kèm theo ngoại hình nổi bật và thông thạo piano, cờ vua, thư pháp, hội họa nên bà sớm trở thành một ngôi sao trong nhà thổ ấy.
Sống trong môi trường phong trần nhưng Mạc Tú Anh không bị trộn lẫn. Bà vẫn trong sáng, hiểu biết và gây say đắm cho biết bao người chỉ nhờ giọng hát cũng như tài năng của mình.
Thời điểm ấy, có hàng loạt quan chức cấp cao muốn dùng tiền chuộc bà ra và lấy Mạc Tú Anh làm vợ lẽ. Tuy vậy bà đã từ chối tất cả cho đến khi gặp được người đàn ông có tên Trần Tế Đường. Lúc đó họ Trần chỉ là chỉ huy đại đội nhỏ nhoi, thân phận thua xa các quan chức khác muốn cưới Mạc Tú Anh làm vợ.
Bà hiểu rằng những quan chức kia chỉ đam mê sắc đẹp cũng như giọng hát của mình mà thôi. Một khi tất cả những thứ đó phai tàn qua thời gian thì phần đời còn lại của bà chắc hẳn cũng rơi vào bi kịch. Vậy nhưng người đàn ông có tên Trần Tế Đường kia lại khác.
Khi đó, vừa gặp mặt Mạc Tú Anh, Trần Tế Đường đã rung động rồi. Chưa kể trí tuệ của bà cũng là điều thách thức sự chinh phục của đàn ông.
Sự chân thành của họ Trần đã khiến Tú Anh cảm động. Sau vài tháng qua lại, họ đã quyết định ở bên nhau.
Khi biết Mạc Tú Anh quyết tâm kết hôn và trở thành vợ lẽ của Trần Tế Đường, nhiều người ngăn cản nhưng bà đáp lại thế này: “Trần Tế Đường chắc chắn sẽ phát triển trong tương lai. Tôi sẵn sàng kết hôn với anh ấy”.
Lời suy đoán của Mạc Tú Anh nhanh chóng thành hiện thực. Khi yêu và cưới bà, họ Trần chỉ là một chỉ huy đại đội nhưng sau đó sự nghiệp của ông liên tục thăng hoa.
Trong vòng chưa đầy 10 năm, ông được thăng lên chức Tổng tư lệnh, là một Đại tướng người người kính nể. Trần Tế Đường cũng là một người khá mê tín, ông cảm thấy Mạc Tú Anh chính là người mang đến may mắn cho mình lại càng yêu thương bà hơn.
Mạc Tú Anh thông minh và hiểu biết giúp đỡ cho chồng rất nhiều trên con đường gây dựng sự nghiệp, giúp cho địa vị của Trần Tế Đường ở Quảng Đông lên rất cao.
Bà cũng kêu gọi Trần Tế Đường tìm cách cải thiện cuộc sống cho người dân bằng cách xây dựng các trường học, thư viện. Hiện tại, rất nhiều đường phố và tòa nhà, cây cầu, bến tàu ở Quảng Đông được đặt theo tên của Mạc Tú Anh.
Cuộc hôn nhân đầu tiên, Mạc Tú Anh không sinh được người con nào nhưng khi làm vợ Trần Tế Đường bà đã sinh được liên tục 11 người con gồm 7 trai và 4 gái.
Sau này, vợ cả của Trần Tế Đường qua đời, ông cũng đưa Mạc Tú Anh lên làm “phòng chính”. Cả gia đình sống hạnh phúc bên nhau. Cuộc hôn nhân thứ hai của Mạc Tú Anh vô cùng hạnh phúc, vô cùng viên mãn. Bà có quyền lực, sống trong sự giàu có và thậm chí còn được người đời sau nhớ tới.
Mạc Tú Anh qua đời năm 47 tuổi vì bệnh hiểm nghèo. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà đã cầm tay Trần Tế Đường và nhìn chằm chằm vào ông với đủ những nỗi niềm. Phải nói rằng, cuộc hôn nhân thứ 2 này, Mạc Tú Anh đã đạt được tất cả những thành công trong cuộc sống.
Thế mới biết đôi khi ly hôn không phải là tồi tệ nhất. Người phụ nữ có thể tự thay đổi chính cuộc đời mình chỉ vì điều tưởng chừng như đen tối bậc nhất ấy. Mạc Tú Anh chính là ví dụ điển hình.
Nguồn: Sohu, Daydaynews