Lão nông không di dời dù được đền bù 41,1 tỷ: “Bẻ cong” đường băng sân bay, muốn vào ruộng phải xuyên qua lòng đất

THÙY ANH,
Chia sẻ

Suốt 50 năm qua, chủ của mảnh đất đã quen với việc làm ruộng khi máy bay lướt trên đầu.

Ở vùng nông thôn cách Tokyo 64km có sân bay quốc tế Narita, một trong những sân bay lớn nhất và bận rộn nhất Nhật Bản. Sân bay này nằm ở thành phố Narita, tỉnh Chiba. Đây là sân bay tấp nập và vận chuyển hàng hóa lớn thứ 2 Nhật Bản, đồng thời là sân bay vận chuyển hàng hóa tấp nập thứ 3 thế giới.

Đóng vai trò quan trọng là vậy nhưng sân bay này chỉ hoạt động đến 23h đêm. Hơn nữa, đường băng có những đoạn uốn cong ở những vị trí rất lạ trên bản đồ. Nguyên nhân sâu xa của những điều kỳ lạ này liên quan đến "hộ nhà đinh" trong dự án xây dựng sân bay quốc tế Narita. Chủ nhân của căn nhà này là ông Takao Shito, 73 tuổi.

Mảnh đất “cha truyền con nối” suốt 100 năm

Trước khi lọt giữa sân bay rộng lớn, trang trại của gia đình Shito nằm trong một ngôi làng có khoảng 30 gia đình sinh sống với những cánh đồng rộng mênh mông. 

Gia đình Shito đã canh tác trên mảnh đất trong gần 100 năm, trải qua nhiều thế hệ từ ông nội đến bây giờ là ông Takao. Họ trồng lúa, rau và chăn nuôi trên khu đất của đình.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi vào những năm 1960, khi dự án xây dựng một sân bay quốc tế mới phục vụ Tokyo nhộn nhịp xuất hiện. Những người nông dân, trong đó có cha của Takao nhận được thông báo cần phải di dời. 

Lão nông không di dời dù được đền bù 41,1 tỷ: “Bẻ cong” đường băng sân bay, muốn vào ruộng phải xuyên qua lòng đất - Ảnh 1.

Khung cảnh này không còn xa lạ với ông Takao Shito. Ảnh: RANDOM Times

Không giống những người hàng xóm của mình, gia đình Takao vẫn tiếp tục sinh sống và làm ruộng trên mảnh đất của họ. Thế nhưng, dự án không thể trì hoãn. “Đây là mảnh đất do ba thế hệ trong gia đình tôi canh tác gần một thế kỷ qua. Từ ông nội tôi, bố tôi và hiện tại là tôi. Vì vậy, tôi muốn tiếp tục sống tại đây và làm nông nghiệp”, ông Takao nói.

Quyết không thỏa hiệp

Khi cha của Takao qua đời vào những năm 1990, ông tiếp quản mảnh đất bao gồm nhà ở và trang trại. Chủ dự án cố gắng mua lại phần đất nông nghiệp còn lại để làm một đường băng khác nhưng ông không đồng ý.

Năm 2015, ông từ chối lời đề nghị mua mảnh đất trị giá gần 1,7 triệu USD vào thời điểm đó (tương đương 41,1 tỷ đồng). Ước tính, số tiền này bằng với số tiền kiếm được trong 150 năm nếu làm ruộng như hiện tại. Dẫu vậy, ông Takao nói với các phóng viên: “Tôi không quan tâm đến tiền, tôi muốn tiếp tục làm nông”.

Do không thể đi đến sự đồng thuận, dự án buộc phải thay đổi thiết kế bằng cách xây một đường băng uốn quanh rìa trang trại của ông Takao Shito.

Ông Takao nay đã ngoài 70 tuổi, vẫn kiên trì làm việc trên mảnh đất hàng ngày. Những người ủng hộ mang cho ông thức ăn và đồ dùng thiết yếu. Ông nói: “Điều quan trọng là tôi được tiếp tục canh tác trên mảnh đất của tổ tiên để lại”.

Lão nông không di dời dù được đền bù 41,1 tỷ: “Bẻ cong” đường băng sân bay, muốn vào ruộng phải xuyên qua lòng đất - Ảnh 2.

Sân bay nhìn từ trên cao. Ảnh: Odditycentral

Chấp nhận chung sống

Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, sân bay Narita dần mở rộng. Giờ đây, máy bay bay thẳng trên đầu trong khi Takao làm việc trên cánh đồng. 

Tuy nhiên, Takao vẫn từ chối rời khỏi vùng đất mà anh coi là hợp pháp của mình.

Ngày nay, trang trại này nằm lọt thỏm giữa sân bay Narita, sân bay lớn thứ hai của Nhật Bản. Cách duy nhất để đến trang trại này là đi qua các đường hầm dưới lòng đất.

Khi sân bay Narita xử lý lưu lượng hành khách ngày càng tăng mỗi năm, tình trạng bế tắc vẫn tiếp diễn. Ông Takao hàng ngày vẫn tiếp tục chăm sóc đồng ruộng của mình.

Theo một bài báo của Answer Coalition, Tòa án địa phương Chiba đã ra phán quyết cho phép cưỡng chế thi hành án trên đất của Takao vào ngày 20 tháng 12 năm 2018. Nhưng ngay ngày hôm sau, ông đã giành được một quyết định khác của tòa án ra lệnh tạm dừng quá trình xử lý cho đến khi phiên tòa xét xử lại.

Sân bay Narita đi vào khai thác đã hơn 50 năm nhưng nó vẫn chưa hoàn thành. Để tránh đất nông nghiệp không được sử dụng, đường băng phía đông được thiết kế rất ngắn và sân bay Narita vẫn tạm dừng các chuyến bay vào ban đêm.

Chia sẻ