Lần đầu tiên sau năm 1975, Việt Nam xuất hiện hai bé gái song sinh dính nhau vùng cùng cụt
Hai bé gái song sinh dính liền ở vùng thắt lưng kéo dài sát đến hậu môn và có chung một phần tuỷ sống, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng diễn ra trong lúc phẫu thuật là rất lớn.
Chiều 29-8, bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vui mừng cho biết, nơi đây vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp một cặp song sinh dính liền từ vùng thắt lưng đến sát hậu môn (vùng cùng cụt) rất phức tạp.
Theo bệnh sử, vào tháng 8-2016, BV có tiếp nhận hai bé song sinh con của sản phụ Thị Quyên là Điểu Thị Bảo Ân, Điểu Thị Bảo Hân. Ngoài bị dính nhau, bé Bảo Ân còn bị dị tật ở hai chân bẩm sinh. Tại đây trong quá trình điều trị, trước tình trạng dính nhau ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, các BS đã 3 lần phẫu thuật đặt túi dãn da, 1 lần phẫu thuật cắt lọc lấy túi dãn da ra và khâu lại cho 2 bệnh nhi.
Cặp song sinh dính nhau trước khi phẫu thuật.
Ảnh chụp phim cho thấy tình trạng dính nhau rất phức tạp của hai bé gái.
BS Trần Đông A (giữa) cho biết đây là ca đầu tiên tại Việt Nam mà hai trẻ song sinh dính nhau vùng cùng cụt.
Kéo dài 1 năm, sau khi hội chẩn toàn diện, thăm khám và xem xét tình trạng của hai bé cũng như hội chẩn liên viện với BV Chợ Rẫy, đến tháng 8 -2017, các BS đã quyết định tiến hành phẫu thuật tách dính cho hai bé sau khi lên kế hoạch một cách cụ thể kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị, chống nhiễm khuẩn, phòng mổ, ê kíp phẫu thuật, gây mê, dụng cụ, hậu cần và ê kíp hồi sức cho hai cháu bé sau phẫu thuật.
Ca phẫu thuật diễn ra trong 11 tiếng đồng hồ căng thẳng.
Trải qua hơn 11 giờ đồng hồ từ giai đoạn gây mê đến những mũi khâu cuối cùng, ekip phẫu thuật bóc tách và tạo hình đã có những giây phút căng thẳng xen lẫn vỡ oà trong phòng mổ khi hai bé được tách ra thành công. Hiện cả hai đã trong tình trạng lâm sàng tạm ổn dù vẫn còn thở máy, kháng sinh, dịch truyền. Hai bé sẽ được theo dõi sát sau phẫu thuật.
ThS.BS Nguyễn Thanh Trúc chia sẻ niềm vui với cha mẹ cháu bé.
Theo ThS.BS Nguyễn Thanh Trúc, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi Đồng 2 cho biết, trường hợp của hai trẻ là thoát vị tủy màng tủy nên việc phẫu thuật cực kỳ khó khăn, nguy hiểm hơn nhiều lần dự tính ban đầu. Ca mổ tách ca song sinh dính nhau vùng cùng cụt.
Bảo Ân và Bảo Hân đã tỉnh táo, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh.
Ca phẫu thuật phải phối hợp giữa gây mê, giữa cấu tạo hình, dính tủy sống cũng như đảm bảo không làm tổn thương các dây thần kinh ở vùng cùng cụt. Sau khi tách xong, các BS lại đứng trước một thách thức lớn khi phải đóng kín màng tuỷ cho hai bệnh nhi. Vì phần dính liền vừa gần tuỷ sống lại khá sát hậu môn, chỉ cần một sơ suất nhỏ là hai bệnh nhi sẽ khó bảo tồn mạng sống.
Bảo HÂn bình thuờng như Bảo ÂN gặp vấn đề ở hai chi và xương.
GS.BS Trần Đông A, cố vấn chuyên môn cho ca phẫu thuật chia sẻ, đây là ca mổ tách rời cơ thể bệnh nhi lần đầu tiên thực hiện tại BV Nhi Đồng 2 và cũng là lần đầu tiên sau năm 1975, tại Việt Nam mới xuất hiện trường hợp hai bệnh nhi song sinh dính nhau vùng cùng cụt. Tính trên bình diện thế giới thì đây là ca thứ 29.
"Trường hợp ủa bé Bảo Ân vì có dị tật bẩm sinh nên sau phẫu thuật, hai chi dưới hoạt động khá kém, cần phải vài năm nữa mới có thể đánh giá từng chức năng của cháu bé. Hiện tại, hậu môn và bộ phận sinh dục của hai bệnh nhi phục hồi khá tốt" – BS Trần Đông A nói.
Anh Điểu Tuấn (25 tuổi), cha của hai đứa bé.
Có mặt tại BV, chị Thị Quyên (19 tuổi, ngụ Bình Phước) không giấu nỗi vui mừng khi hai con được tách rời. Chị cho biết, lúc mới sinh, cả hai vợ chồng đều thất thần trước tình trạng quái dị của hai con.
"Lúc mang thai em không thấy điều gì bất thường, cũng có đi khám nhưng không biết. Trước khi mổ em lo lắm, không dám hi vọng gì nhiều. Qua ca mổ này, em vô cùng biết ơn các BS vì đã cứu mạng hai con em" – chị Quyên chi sẻ.
Người mẹ chia sẻ niềm vui khi hai con mình được bảo toàn mạng sống.
Hai đứa trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi tại BV.
Tuy nhiên theo các BS, vì hai vợ chồng là người dân tộc, ít hiểu biết nên không được tầm đoán trước sinh không đầy đủ. Mãi đến khi hai đứa trẻ được sinh non thì sự việc mới được phát hiện.
Được biết, nguyên nhân của bệnh lý trên là do song sinh đơn trứng nhưng thời gian tách ra trễ so với thông thường nên mới xảy ra tình trạng dính nhau.
Dù chưa xác định cụ thể nhưng theo các chuyên gia, yếu tố môi trường có thể làm tác động đến quá trình trên.