Làm sao "chống" tiểu ban đêm?
Nhiều người nói rằng thật không gì bực mình và khổ sở cho bằng nửa đêm phải vào buồng tắm để… xả cho nhẹ bụng.
Các liệu pháp y khoa đều có tác dụng phụ
Tiểu đêm là do lượng nước tiểu được sản sinh ra tăng cao hoặc do bọng đái không đủ sức giữ nó lại, hoặc do một vấn đề nào đó về y khoa. Tình trạng trên có thể góp phần vào việc gây ra mệt mỏi và suy nhược, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn về ruột-dạ dày.
Các phương thức điều trị chuẩn mực cho chứng tiểu đêm gồm liệu pháp y khoa cũng như việc thay đổi lối sống như hạn chế dùng chất lỏng…
Tiến sĩ Serge Marinkovic thuộc Bệnh viện St. Francis, ở Indianapolis (India - Mỹ), đối với chứng tiểu đêm, hiệu quả của những thay đổi lối sống được sánh ngang bằng hiệu quả của sự can thiệp bằng thuốc.
Tiểu đêm là do lượng nước tiểu được sản sinh ra tăng cao hoặc do bọng đái không đủ sức giữ nó lại, hoặc do một vấn đề nào đó về y khoa. Tình trạng trên có thể góp phần vào việc gây ra mệt mỏi và suy nhược, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và các rối loạn về ruột-dạ dày.
Các phương thức điều trị chuẩn mực cho chứng tiểu đêm gồm liệu pháp y khoa cũng như việc thay đổi lối sống như hạn chế dùng chất lỏng…
Tiến sĩ Serge Marinkovic thuộc Bệnh viện St. Francis, ở Indianapolis (India - Mỹ), đối với chứng tiểu đêm, hiệu quả của những thay đổi lối sống được sánh ngang bằng hiệu quả của sự can thiệp bằng thuốc.
Các phương thức can thiệp của y khoa đối với chứng tiểu đêm gồm cách dùng tổng hợp hormone có tác dụng khiến cơ thể không sản sinh nước tiểu vào ban đêm; một loại thuốc ngăn chặn các cơ bọng đái co thắt và một loại thuốc chống suy nhược làm giảm đi tiểu.
Tiến sĩ Marinkovic khẳng định: “Chẳng có phương thức y khoa nào trên đây là liệu pháp chữa trị tuyệt diệu cả. Tất cả đều có phản ứng phụ, gồm khô miệng, chứng táo bón và chứng ợ nóng”.
“Chống” tiểu đêm không dùng thuốc?
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy có một số cách xử lý đơn giản, không cần dùng thuốc, có thể giúp giải quyết chuyện tế nhị này.
Mới đây, tạp chí The Journal of Urology đã đăng tải nghiên cứu do Tiến sĩ Koji Yoshimura (Trường Đại học Kyoto - Nhật Bản) và các đồng nghiệp tiến hành ở những người mắc chứng tiểu đêm có độ tuổi trung bình khoảng 75 tuổi.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của bốn sự thay đổi về lối sống: hạn chế chất lỏng, giới hạn việc ngủ nướng, tập thể dục hằng ngày ở mức độ vừa phải và giữ ấm cơ thể khi ngủ. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn về lợi ích của mỗi hành vi sửa đổi kể trên; được chỉ dẫn hạn chế việc dùng chất lỏng trong ngày khoảng 2% trọng lượng cơ thể, đặc biệt tránh dùng chất lỏng vào buổi tối.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra hiệu quả của bốn sự thay đổi về lối sống: hạn chế chất lỏng, giới hạn việc ngủ nướng, tập thể dục hằng ngày ở mức độ vừa phải và giữ ấm cơ thể khi ngủ. Mỗi bệnh nhân đều được tư vấn về lợi ích của mỗi hành vi sửa đổi kể trên; được chỉ dẫn hạn chế việc dùng chất lỏng trong ngày khoảng 2% trọng lượng cơ thể, đặc biệt tránh dùng chất lỏng vào buổi tối.
Sau bốn tuần, kết quả ghi nhận số người phải vào buồng tắm ban đêm giảm đi; hơn một nửa số bệnh nhân cải thiện được hơn một lần tiểu, và lượng nước tiểu cũng giảm (từ 923 ml còn 768 ml).
Qua cuộc nghiên cứu này, Tiến sĩ Koji Yoshimura cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác minh rõ hiệu quả của liệu pháp lối sống.
Dẫu sao, cà hai nhà nghiên cứu trên cho rằng cần phải nhìn nhận thực tế tiểu đêm là chuyện bình thường đối với người lớn tuổi, và không phải mọi người bị ảnh hưởng bởi chứng tiểu đêm đều tỏ ra bực bội. Cá biệt có chàng trai mỗi đêm phải bốn lần vào buồng tắm để “xả” nhưng vẫn vui vẻ vì… thường nảy ra ý tưởng hay mỗi khi vào buồng tắm -Tiến sĩ Marinkovic cho biết.
Theo Người lao động