“Làm quen với Đông Nam Á” tại bảo tàng Dân tộc học

Trang Anh,
Chia sẻ

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Bảo tàng Dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên- Cầu Giấy – Hà Nội ) tổ chức chương trình “Làm quen với Đông Nam Á” .

Theo ban tổ chức, chương trình sẽ được diễn ra trong hai ngày 28 và 29/5/2011. Buổi sáng từ 8h30 đến 11h30 và buổi chiều từ 14h30 đến 18h30 với sự giúp đỡ của Đại sứ quán các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan.

Hoạt động bổ ích này sẽ giúp các em thấy được sự tương đồng và khác biệt về văn hoá giữa các nước Đông Nam Á. Hơn thế nữa đây cũng là cơ hội để trẻ em Việt Nam hiểu biết thêm về các quốc gia láng giềng và trong khu vực.

Nặn tò he luôn thu hút các em thiếu nhi

Tại đây các em nhỏ sẽ được hướng dẫn cách tết con châu chấu, con cá hay bông hoa từ lá cây. Hoặc thú vị với trò biểu diễn con rối bằng tre, làm các con vật bằng cách cuộn giấy, làm quạt giấy kiểu truyền thống với những nghệ nhân đến từ làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội.

Một hoạt động hấp dẫn khác nữa là tìm hiểu về các nước Đông Nam Á thông qua quốc kỳ, di sản văn hóa và tiền tệ. Với hình thức học mà chơi đầy thú vị, các em có thể dễ dàng thu nhận được hiểu biết, đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, chủ động và sáng tạo.

Các em nhỏ sẽ được thưởng thức các điệu múa của Indonesia (Tari pendet, Chào mừng khách), của Lào (Tiếng khèn Lào, Quê hương tươi đẹp), các bài hát Malaysia, Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh đó là trình diễn y phục của một số quốc gia như: Brunei, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam…

Thích thú với trò Đi trên gáo dừa
 
Hào hứng với múa rối nước.
 
Sôi động với trò chơi kéo co

Sự tương đồng và khác biệt giữa các nước Đông Nam Á còn được thể hiện ở rất nhiều trò chơi dân gian như: “Đi trên gáo dừa” của Lào, Thái Lan và Indonesia; “Ô ăn quan” của Indonesia, Philippines và Việt Nam, “Sang sông” của Philippines và Việt Nam, “Kéo co” của Thái Lan và Việt Nam, “Đánh quay” của Malaysia, Indonesia và Việt Nam, “Chồng nụ chồng hoa” của Myanmar, Philippines và Việt Nam, Trộm trứng rùa (Lào), Đội bình gốm (Campuchia), Đuổi bắt trong ô vuông (Philippines), Cắp cua bỏ giỏ, Đồ…

Chia sẻ