Làm nóng thức ăn cần chú ý

,
Chia sẻ

Do quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp cũng như các sản phẩm ăn liền ngày càng phong phú, việc hâm nóng thức ăn dường như đã trở thành một công việc quen thuộc của các bà nội trợ.

Tuy nhiên, khi làm nóng thực phẩm bạn nên lưu ý những điểm sau:
 


Dù hâm nóng bằng nồi hay bằng lò vi sóng, cũng nên chú ý tới tính vệ sinh và yếu tố dinh dưỡng của thực phẩm
 

1. Cá: Làm nóng từ 4 - 5 phút

Các loại vi khuẩn trong cá sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh nếu chế biến không đúng cách. Ở môi trường nhiệt độ 20oC, cứ sau 8 phút, trực khuẩn ruột kết sẽ sinh sản một lần, vì vậy chỉ cần sau 5 - 6 tiếng, số lượng trực khuẩn ruột kết có thể tăng lên đến hàng ngàn con. Chính loại kí sinh trùng này là nguyên nhân gây đau bụng cho người sử dụng. 

Vì vậy, khi muốn làm nóng cá, bạn nên chỉnh thời gian từ 4-5 phút. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì quá lo lắng mà để thời gian hâm nóng quá lâu, sẽ chỉ làm mất đi lượng protein và mỡ quý giá trong cá.   

2. Thịt: Khi làm nóng nên cho thêm 1 chút dấm 

Các loại thịt sử dụng hàng ngày trước khi chế biến và làm nóng nên cho thêm một chút dấm, đó là lời khuyên của các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc. Bởi trong các loại thịt đều có chứa các chất khoáng có lợi, tuy nhiên khi làm nóng, các chất khoáng này sẽ bốc hơi ở dạng hơi nước. Vì vậy, trước khi chế biến hoặc làm nóng các món thịt, bạn nên cho thêm một chút dấm. Cách làm như vậy không những giữ lại được lượng dinh dưỡng cần thiết, mà axit trong dấm ăn và các chất khoáng trong thịt sẽ kết hợp tạo thành hợp chất axetat canxi rất tốt cho cơ thể.  

3. Các loại hải sản khác: Cho thêm các loại gia vị khi làm nóng 

Các loại hải sản nói chung đều có tính hàn, nên để đảm bảo cả về “lượng” và “chất” khi làm nóng thức ăn, bạn nên cho thêm một chút rượu, hàng hoặc gừng. Cách làm như vậy, không sẽ giúp thực phẩm giữ được độ “tươi ngon” và giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, khiến bạn yên tâm khi ăn.  

4. Tinh bột: Nên ăn ngay sau khi làm nóng 

Thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột càng lớn, cơ thể sẽ càng khó hấp thụ. Hơn nữa, càng để lâu, các tinh bột sẽ dễ bị khuẩn tụ cầu phân huỷ. Bằng mắt thường, bạn cũng có thể nhận thấy sự “biến chất” này qua sự thay đổi về màu sắc, hương vị cũng như độ kết dính của tinh bột. Tốt nhất bạn nên sử dụng hết trong vòng 1 tiếng sau khi làm nóng. 

 

Theo Hải Yến
Dantri/qianlong
Chia sẻ