“Làm không được thì nhìn lại bản thân”: 3 thói quen đơn giản giúp cuộc đời hanh thông và sống chất lượng nhưng ít ai nhận ra
Người thực sự thông minh là phải biết “thành công ở bản thân trước”, sau đó mới tìm thành công ở sự nghiệp.
Trong cuộc sống, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện bản thân thông qua trải nghiệm và lỗi lầm. Nếu muốn tiếp tục tiến về phía trước và không lạc lối, có 3 chìa khóa bạn cần phải nắm giữ, đó là:
“Tự soi gương”
Người xưa nói: “Làm không được thì nhìn lại bản thân”. Có nghĩa là khi một việc không thành, điều đầu tiên nên làm là tự kiểm điểm bản thân, tìm kiếm vấn đề ở mình, chứ không phải đổ lỗi hay trốn tránh.
“Tự soi gương” ở đây chính là tự nhìn nhận lại bản thân, soi xét để tìm ra lỗi sai, từ đó cải thiện và tiến bộ.
“Tự nhìn nhận” cũng là sự giáo dục bắt nguồn từ nội tâm của một người, và đó cũng là một cách lý tưởng để giúp họ ngày một trưởng thành. Đó cũng là lý do người ta thường nói: Trưởng thành, chín chắn thật sự là khi thấm nhuần tư tưởng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Người thực sự thông minh là phải biết “thành công ở bản thân trước”, sau đó mới tìm thành công ở sự nghiệp.
Chỉ khi không ngừng nhìn nhận lại chính mình, chúng ta mới phát hiện thiếu sót kịp thời. Nhờ vậy vấn đề mới được ngăn chặn từ sớm, tránh hậu họa khôn lường, trên người đầy khiếm khuyết mà không hề hay biết.
“Sống kỷ luật”
Có câu nói: “Công cụ quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống là kỷ luật tự giác”. Kỷ luật tự giác là điều kiện tiên quyết để kiểm soát cuộc sống.
Chỉ bằng cách duy trì nguyên tắc này, điều chỉnh nhịp độ, mới có thể vững bước trên đường đời, tháng ngày trôi qua đầy chất lượng.
Tuân theo các mục tiêu đã đặt ra, theo đuổi chúng một cách có chọn lọc, đồng thời cũng biết buông bỏ nếu bản thân không phù hợp. Quá trình này chắc chắn không thể ngày một ngày hai, và cũng chính nhờ thế mới làm nổi bật giá trị của kỷ luật tự giác.
Sống kỷ luật không phải là gò bó trong khuôn khổ chật hẹp, mà là đi một giới hạn, chuẩn mực nhất định. Không làm phiền đến ai, mà cũng không làm hại chính mình. Chỉ đơn giản ở việc rèn luyện ngủ sớm dậy sớm, ngưng thức khuya lướt điện thoại cũng là một thói quen kỷ luật giúp cuộc sống ngày một chất lượng hơn.
Một cuộc sống đầy nguyên tắc có lợi ở nhiều mặt. Bắt đầu từ những thói quen hằng ngày, cho đến cách tư duy giải quyết vấn đề, thái độ đối mặt với thế giới này… Nhờ đó, bạn sở hữu sức khỏe đủ đầy, tâm thái mạnh mẽ để vượt qua mọi chông gai.
“Tự giảng hòa”
Có người nói: “Đời người là không ngừng thuyết phục và đồng hành với chính mình”. Phải hiểu rằng, trên thế giới này không có người hoàn hảo, đương nhiên cũng chẳng có cuộc đời vẹn nguyên. Sự mỹ mãn trọn vẹn ở đây, hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và sự hài lòng của mỗi người.
“Tự giảng hòa”, hay nói đúng hơn là bắt tay làm bạn với chính mình, bớt kỳ kèo so đo, ngưng tự giày vò bằng những so sánh, đối xử tốt với bản thân hơn.
Điều đáng quý nhất là khi hiểu rõ mình muốn gì, tìm đúng con đường phù hợp với bản thân.
Đời người như trăng, khi tròn khi khuyết. Học cách chấp nhận những sai sót, đón nhận con người thật của mình và tận hưởng niềm vui khi cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có.
Nếu suốt ngày chỉ biết ganh đua với chính mình, không hề biết đủ, nhìn đâu cũng thấy mình không tốt, bạn sẽ kiệt sức, hạnh phúc xa vời tầm tay.
Hãy trút bỏ gánh nặng trong tâm hồn và đón nhận hiện tại, để bạn có thể thoáng thấy sự tươi sáng và trong trẻo của cuộc đời.