Làm dưa cải thảo không khó
Mình thấy người Hàn Quốc rất hay ăn kim chi cải thảo, từ loại dưa này họ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nữa, mình muốn thử làm xem sao, xin mách cho mình cách làm nhé.
Có rất nhiều loại kim chi khác nhau tùy theo vùng miền và theo rau củ, hải sản từng mùa, người Hàn Quốc ăn kim chi hàng ngày, thậm chí họ còn có một bài hát vui rằng: “Tôi không thể sống thiếu Kim chi”. Các bà nội trợ Hàn Quốc rất giỏi làm món dưa này, họ thường sắm luôn cả một chiếc tủ lạnh kim chi (loại tủ lạnh chuyên dụng để bảo quản kim chi, gồm nhiều nấc điều khiển nhiệt độ và cả chế độ lên men) để có thể làm nhiều dưa ăn quanh năm.
Bạn có thể ăn kim chi theo nhiều cách, ăn như dưa muối, nấu canh, rang cơm hay ăn kèm các món hiện đại như spaghetti, hogdog, hamburger….
Kim chi khá đa dạng về thành phần nguyên liệu: kim chi củ cải, kim chi dưa chuột ... nhưng phổ biển nhất có lẽ là loại kim chi cải thảo.
Xin giới thiệu với các bạn cách làm món kim chi cải thảo theo đúng cách của người Hàn Quốc.
Nguyên liệu:
Nước muối ngâm cải:
Làm phần sốt ướp:
Cách làm:
Cải thảo bỏ bớt lá ngoài bị giập, thâm.
Bổ cây cải thảo làm tư theo chiều dọc thành 4 phần bằng nhau, bổ đôi thôi cũng được nhưng cắt làm tư thế này sẽ dễ cho vào lọ bảo quản và khi ăn cũng thuận tiện hơn. Đem rửa cho sạch.
Lấy 1 cái âu to hoặc chậu sạch cho 10 chén nước ấm và ½ chén muối tinh vào, hòa tan.
2/3 chén muối nữa bạn dùng tay xát vào từng lớp lá cải từ trong ra ngoài, phần bên trong lõi dày thì bạn bôi nhiều muối hơn. Đây là bước rất quan trọng khi muối kimchi. Lượng muối vừa đủ và thời gian để ngấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm cuối cùng.
Ngâm cải thảo vào chậu nước muối ấm, ấn cho nước ngập cải. Bạn có thể dùng vật nặng đè lên, ở đây tôi lấy một cái nồi đổ đầy nước rồi để lên trên, cải sẽ hoàn toàn chìm trong nước muối. Ngâm cải như vậy từ 4 – 5 giờ, đến khi lá cải thảo ngấm muối và trở nên hơi mềm là được.
Sau khi ngâm, vớt cải thảo ra, rửa lại bằng nước lã, nếu muốn bạn có thể vắt nhẹ.
Lấy 1 âu nhỏ, cho 3 thìa bột gạo nếp và 3 thìa nước quấy đều.
Cho hỗn hợp bột vào nồi, thêm 2 chén nước, để lửa trung bình, đun sôi. Vừa đun vừa quấy đều tay để bột không bị vón và cháy đáy nồi. Phần quấy bột này mất khoảng 6 – 9 phút.
Củ cải trắng gọt vỏ, thái chỉ thành sợi dài độ 5 cm
Lấy một cái âu, cho phần bột vừa quấy vào, thêm 1 ½ chén ớt bột và 2 chén củ cải thái chỉ. Trộn đều lên.
Sau đó cho phần nguyên liệu còn lại: hành tây thái lát, ớt cay, hẹ, hành xanh, hỗn hợp táo+hành xay nhuyễn, 2 thìa đường, 1/3 chén nước mắm, 3 thìa tỏi băm, ½ thìa gừng băm và 2 thìa vừng rang. Trộn thật đều tay. Nếm thử nếu thấy nhạt có thể thêm muối.
Đeo găng tay nilon và dùng tay phết hỗn hợp ướp lên từng lá cải thảo sao cho tất cả bề mặt lá được bao phủ bởi sốt.
Làm lần lượt đến hết sốt và cải.
Chuẩn bị các vật dụng để chứa kim chi, lọ thủy tinh sẽ đẹp hơn và dễ tẩy rửa mùi hơn so với dùng hộp nhựa.
Cho các cây cải kim chi vào lọ đậy kín, để ở nhiệt độ phòng khoảng 1 ngày rồi cất vào tủ lạnh. Thậm chí bạn có thể ăn kim chi ngay sau khi làm xong mà không cần chờ nó lên men nhưng mùi vị sẽ không ngon bằng đâu.
Bảo quản như thế này kim chi có thể dùng được trong 1 tuần tùy thuộc nhiệt độ tủ lạnh.
Nhưng bạn đừng lo vì kể cả kimchi chua cũng có thể chế biến thành những món ngon tuyệt như há cảo nhân kim chi, bánh kim chi rán, canh kim chi hầm, nấu súp, cơm rang kim chi…
Chúc các bạn thành công.
Tổng hợp