La Nina tiếp tục duy trì, bão nhiều hơn và nguy cơ mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm

HẠ VŨ,
Chia sẻ

Bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông nhiều khả năng sẽ hoạt động dồn dập trong các tháng cuối năm 2022.

Mới đây, Trung tâm khí tượng Thủy văn đã đưa ra những nhận định, dự báo về xu thế thời tiết từ tháng 8/2022 tới tháng 1/2023 trên cả nước.

Nhận định diễn biến xu thế khí hậu nửa cuối năm 2022

Tình hình mưa bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Theo đó, thời điểm hiện tại cả nước đang bước vào mùa mưa bão. Mùa bão năm nay được nhận định đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm. Đến nay, Biển Đông mới chỉ ghi nhận một cơn bão. Dù đến muộn nhưng mùa mưa bão năm nay được nhận định phức tạp, khó lường. Những điều này là do tác động của trạng thái La Nina.

Dự báo trạng thái La Nina còn duy trì đến hết năm 2022 với xác suất 50-60% và khả năng La Nina kéo dài sang đầu năm 2023 là khoảng 20-30%.

La Nina tiếp tục duy trì, bão nhiều hơn và nguy cơ mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm - Ảnh 1.

Miền Bắc trải qua đợt mưa lớn thất thường trong tháng 5/2022.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ nay đến tháng 1 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 9-11 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng từ 4-6 cơn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Dự báo gần nhất cho thấy, từ nay đến khoảng 10/8, trên Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới. Cơ quan khí tượng lưu ý, cũng do tác động của La Nina tác động, bão có khả năng dồn dập trong các tháng cuối năm. Ngoài ra, nguy cơ cao xuất xuất hiện các cơn bão mạnh, diễn biến bất thường, trái quy luật.

Về tình hình mưa lũ:

Các tháng 8-9/2022, lượng mưa tại Bắc Bộ có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN.

Đặc biệt, từ tháng 10-11/2022, khu vực ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên dự báo lượng mưa cao hơn TBNN, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập.

La Nina tiếp tục duy trì, bão nhiều hơn và nguy cơ mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm - Ảnh 2.

Mưa trái mùa bất thường tại miền Trung hồi tháng 4/2022 gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Trái lại, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tháng 8-9/2022, lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với TBNN.

Từ tháng 7 đến tháng 11/2022 là thời kỳ mùa lũ trên sông Mekong và đầu nguồn sông Cửu Long. Đỉnh lũ năm 2022, tại đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1 và trên báo động 1, đỉnh lũ năm khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 10.

Nhiệt độ, nắng nóng và KKL

Dù đang bước vào cao điểm nắng nóng tuy nhiên tình hình nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ được nhận định không gay gắt và kéo dài như năm 2021.

Dự báo tình hình nắng nóng sẽ tiếp tục tái diễn tại Bắc Bộ và Trung Bộ trong tháng 8/2022, khả năng xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày trên 370C với xác suất 70-80%.

La Nina tiếp tục duy trì, bão nhiều hơn và nguy cơ mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm - Ảnh 3.

Tháng 5/2022, nền nhiệt tại Bắc Bộ thấp hơn TBNN 1- 1.5 độ.

Khu vực Bắc Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 ở xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Trung Bộ: Nhiệt độ trung bình tháng 8-9/2022 ở mức cao hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 10/2022 ở xấp xỉ TBNN; tháng 11-12/2022 phổ biến ở mức thấp hơn TBNN khoảng 0,50C; tháng 01/2023 nhiệt độ ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 8-9/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn TBNN khoảng 0,50C; từ tháng 10/2022-01/2023 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ.

KKL có khả năng hoạt động sớm và nền nhiệt độ các tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.

La Nina tiếp tục duy trì, bão nhiều hơn và nguy cơ mưa lũ dồn dập những tháng cuối năm - Ảnh 4.

KKL có khả năng hoạt động sớm. Ảnh minh hoạ.

Tóm lại, trong nửa cuối năm 2022, XTNĐtrên khu vực Biển Đông có xu hướng xấp xỉ TBNN và ảnh hưởng đến nước ta ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ; nhiều khả năng XTNĐ sẽ hoạt động dồn dập trong các tháng cuối năm 2022 và có thể còn xuất hiện trong tháng 01/2023, vùng ảnh hưởng tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam.

Từ tháng 8-10/2022 nhiệt độ trung bình trên cả nước có xu hướng cao hơn TBNN; các tháng của mùa Đông năm 2022-2023 nhiệt độ có xu hướng từ xấp xỉ đến thấp hơn so với TBNN.

Từ tháng 01-3/2023 lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN trên toàn quốc, các tháng mùa khô đầu năm 2023 tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có thể xuất hiện các đợt mưa trái mùa. Từ tháng 4-6/2023 lượng mưa trên cả nước phổ biến có xu hướng thấp hơn TBNN.

Nhận định xu thế khí hậu từ tháng 01 đến tháng 6/2023

- Nhiệt độ: Nhiệt độ khu vực Việt Nam và các vùng lân cận có xu hướng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN trong thời kỳ tháng 01 đến tháng 3/2023 và có xu hướng cao hơn trong thời kỳ từ tháng 4 đến tháng 6/2023.

- Lượng mưa: Từ tháng 01 đến tháng 3/2023, lượng mưa tại khu vực Việt Nam và các vùng lân cận có xu hướng cao hơn TBNN cùng thời kỳ và từ tháng 4 đến tháng 6/2023 có xu hướng thấp hơn so với TBNN, riêng một số tỉnh thuộc Tây Nam Bộ có khả năng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ (Hình 8).

- XTNĐ: Hoạt động của XTNĐ trên khu vực Biển Đông có xu hướng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ, lưu ý trong các tháng đầu năm 2023 (đặc biệt là tháng 01/2023) vẫn có khả năng xuất hiện XTNĐ trên khu vực Biển Đông, tuy nhiên khả năng đổ bộ vào đất liền nước ta là không cao.

Chia sẻ