"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn

Mai Thùy,
Chia sẻ

Nếu đang có ý định chọn loại tampon cho bản thân mà còn chưa tìm được thì bạn đừng bỏ những kinh nghiệm mà chị Ngân Vũ chia sẻ dưới đây.

Chị Ngân Vũ (hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội) đã mua và sử dụng tới 7 loại tampon khác nhau. Trong quá trình dùng, trải nghiệm thực tế khiến chị Ngân muốn chia sẻ tới các chị em "lần đầu" muốn sử dụng loại "băng vệ sinh hiện đại" này.

"Tampon không mới nhưng không phải chị em nào cũng biết cách mua và sử dụng. Đặc biệt là với những người lần đầu tiếp xúc. Mình cũng từng sử dụng nhiều loại tampon nên muốn đưa cảm nhận cá nhân để cho mọi người cùng tham khảo, biết đâu sẽ giúp chị em lựa chọn được loại phù hợp cho bản thân", chị Ngân Vũ chia sẻ.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 2.

Chị Ngân Vũ.

1. Tampon OB của Đức: 60K/hộp

Đây là loại tampon đầu tiên chị Ngân dùng, size khá nhỏ, độ thấm hút khá tốt. Giá cũng hợp lí vừa tiền. Tuy nhiên sản phẩm này còn ít phổ biến, khó mua.

Khi sử dụng tampon cho ngày đầu tiên của đèn đỏ thì cảm giác không bị ẩm ướt, không lo tràn băng, đi lại thoải mái, mặc đồ trắng không lo sợ đốm màu.

"Lúc đó mình cảm thấy đây là phát minh vĩ đại của nhân loại vì trải nghiệm quá tuyệt vời", chị Ngân chia sẻ.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 3.

2. Helen Harper

Sau khi dùng hết 1 hộp OB chị Ngân đã mua được thêm do hồi đó hàng online chưa phổ biến như bây giờ, ra siêu thị gần nhà thì thấy bán toàn Helen Harper nên chị đã mua về dùng thử.

Do từ trước đến giờ vẫn dùng băng vệ sinh của hãng này thấy chất lượng ổn thì dùng tiếp tới tampon để trải nghiệm. "Chắc mình cho 9/10 điểm vì đây là loại mình dùng lâu nhất, tới giờ vẫn dùng và hay giới thiệu cho mọi người mua theo".

- Thứ nhất là dễ mua, ở các siêu thị lớn hoặc Circle K thường bán.

- Thứ hai là giá thành hợp lí. Khoảng 83k/hộp 16 miếng. Loại có cần đẩy thì ít miếng hơn.

- Thứ ba là chất lượng ổn định, dùng ít khi bị rò rỉ, thấm hút tốt. Cái này ưng nhất khi sử dụng.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 5.

3. Tampon Kotex

Chị Ngân cũng đã từng mua thử dùng tampon của hãng Kotex vì có 1 lần siêu thị hết Helen Harper. Đánh giá chung là bông khi sử dụng bị quá cứng nên trải nghiệm không được thoải mái và chị cũng chỉ dùng duy nhất 1 hộp và không mua lại thêm nữa.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 7.

4. Tampon Sofy của Nhật

Loại tampon này được chị Ngân mua tại siêu thị. Theo chị Ngân đánh giá đây là loại tampon siêu mềm thích hợp cho chị em nhạy cảm và không hợp cho chị em "nhiều dâu". Là một người có lượng kinh nguyệt ra khá nhiều nên khoảng 15 - 30 phút chị Ngân sẽ phải thay 1 lần.

"Cái này là tình huống cấp bách đang đi du lịch thì đến đèn đỏ bất ngờ nên anh xã mua cho dùng. Mua hẳn 4 hộp và mình nhớ hôm đầu tiên và hôm thứ 2 mình đã phải dùng gấp đôi số lần như bình thường".

Tóm lại sản phẩm này sẽ chỉ hợp chị em nào nhẹ nhàng và "nặng đô" sẽ tải không nổi. Và thiết kế của tampon cũng không được đẹp so với các loại mà chị Ngân đã từng dùng.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 9.

5. Tampon Labell

Chị Ngân mua sản phẩm tampon này vì được quá nhiều bình luận khen của mọi người. Trải nghiệm dùng cá nhân của chị thấy khá ổn, có cảm giác giống với tampon của Helen Harper.

Cần đẩy là giấy nên rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên giấy khá rít nên thỉnh thoảng sẽ không đẩy được và chị lại phải dùng tay. Số lần giấy rít chiếm khoảng 60 % - 70%. Mà nếu bị bung ra thì bông của tampon cứ xù và cảm giác nén không chắc như các loại khác.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 11.

6. Tampon NAT

Viên tampon bé như viên kẹo, nhược điểm là rất khó để bóc màng nilon của sản phẩm mà chị Ngân sẽ phải kiếm kéo cắt.

Ưu điểm tuy bé mà thấm tốt. Bé nên cũng dễ chịu nữa. Size của sản phẩm chỉ khoảng 1,5 đốt ngón tay út. Giá cũng bình thường, đắt hơn Helen Harper nhưng cũng không phải quá cao.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 13.

7. Tampon Tampax Pearl

Sản phẩm này được chị Ngân mua order với giá khá cao, số lượng nhiều và hộp kích thước lớn.

Cảm quan ban đầu là bao bì đẹp miễn chê. Cần đẩy bằng nhựa, full nhựa 100% nên không bị rít như giấy và chỉ cần "nhẹ nhàng tình cảm" đẩy nhẹ, rút ra là tampon đã vào vị trí.

"Vào trong rồi nó “xòe cánh” ra thành 3 mảnh liền nhau. Thế nhưng cả kì dâu vừa rồi dùng loại này thì mình cứ 1,5 - 2 tiếng là tràn. Tuy nhiên loại này lại được chị em review khen ngợi hết lời nên có lẽ là do mình rớt quá nhiều dâu", chị Ngân chia sẻ.

"Kinh" qua tới 7 loại tampon khác nhau, cô gái Hà Nội chia sẻ ưu và nhược điểm từng loại cho chị em "lần đầu" biết mà chọn - Ảnh 15.

Cũng theo chị Ngân Vũ, khi mua tampon chị em cũng nên lưu ý những điều sau:

Khi mua tampon chú ý đến biểu tượng "giọt"

1-2 giọt: Dùng cho ngày ít

3-4 giọt: Dùng cho ngày nhiều

Mỗi hãng có tiêu chuẩn về độ thấm hút khác nhau.

Cần đẩy/không cần đẩy

Cần đẩy: Vẫn dính "dâu" vào tay như thường. Chị em nào không quen thì nên mua loại này cho tiện.

Không cần đẩy: Dùng tay 100% đó, căn chỉnh dễ hơn loại có cần đẩy.

Nơi mua

Tìm trong siêu thị lớn sẽ thường có, trừ Vinmart, Big C, Metro không có bán còn siêu thị Co.opmart thi thoảng có. Nếu không chị em có thể mua ở Circle K (giá sẽ nhỉnh hơn từ 5k-15k). Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt online.

Chia sẻ