Kinh hoàng thực phẩm giả với công nghệ "Made in China"
Không thể bỏ qua khả năng những công nghệ ghê gớm đó đột nhập vào thị trường Việt và ảnh hưởng tai hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chợ Hà Đông, một trong những chợ đầu mối lớn của Hà Nội, đang là nơi chuyên cung cấp các loại gia vị thực phẩm có nguồn gốc Trung Quốc. Theo báo Hà Nội Mới, hầu hết những gia vị lẩu ở chợ này được bán bằng bao tải trọng lượng hàng chục kilôgram, xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó một số cơ sở tư nhân mua về đóng gói "chui", tự in nhãn hiệu rồi phân phối cho các đại lý nên mới có giá "bèo" khoảng 500 đến 10000 VND/gói. Còn một loạt các hóa chất khác dùng để pha chế nước giải khát, thạch rau câu, ... cũng được đóng gói màu sắc sặc sỡ, giá rất rẻ và không có hạn sử dụng. Những loại chất không rõ nguồn gốc này chính là mối quan ngại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Còn tại các chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Nhân Hòa (Thanh Xuân), phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), các sản phẩm trên đều được bày bán công khai và giá có đắt hơn đôi chút so với chợ Hà Đông do nằm ở khu trung tâm hơn. Không ai có thể chắc chắn rằng, liệu các loại thực phẩm giả có xuất hiện ở thị trường Việt Nam qua chính những gia vị này hay không. Nhưng đoán rằng có cầu thì ắt hẳn có cung, đặc biệt trong thời buổi làm ăn khó khăn, vấn đề sinh lợi luôn là yếu tố thúc đẩy người bán hàng bỏ qua nhân tính và sử dụng "công nghệ hô biến" bạc ác này. Sau đây là một số công nghệ làm giả thực phẩm được giới truyền thông đưa tin cảnh báo người tiêu dùng. Đặc biệt, với lượng hàng quán vỉa hè mọc lên như nấm hiện nay, vấn đề này càng đáng báo động.
Thịt bò giả, cơn sốt đáng sợ
Tin đồn xuất hiện loại phụ gia “hô biến” thịt lợn thành thịt bò và giữ nguyên mùi vị, màu sắc đang rộ lên trong cộng đồng. Tuy vậy cơ quan chức năng chưa khẳng định sự tồn tại của hóa chất đó trên thị trường Việt Nam. Điều này chỉ mới được kiểm chứng ở khu vực Trùng Khánh, Trung Quốc. Thành phần của “gia vị” bao gồm các loại axit amin, bột ngọt, protein thủy phân cùng nhiều loại gia vị tạo mùi hương khác. Khi ướp hóa chất này vào thịt lợn, tự khắc thịt lợn sẽ chuyển màu và vị sang thịt bò. Liệu với hóa chất này, người buôn gian bán lận ở Việt Nam có lặn lội sang tận bên kia biên giới để tầm sư học đạo hay không? Đây vẫn là một vấn đề đáng sợ với người tiêu dùng Việt.
Giá đỗ giả, không còn là nguồn rau mát lành
Khi được ngâm với phụ gia đặc biệt, chỉ nửa ngày, người bán hàng đã có 1 mẻ giá đỗ đẹp tươi mơn mởn, căng tròn, đẹp hơn rất nhiều mẻ giá đỗ được "ấp ủ, nuôi nấng" bằng bàn tay Việt. Do cũng được báo động hàng giả từ lâu, các bà nội trợ Việt cứ dặn con khi đi mua giá đỗ là: "Con ơi đừng chọn cây tròn, cứ cây dài thẳng gầy mà mua nhé." Được biết, hoạt chất ngâm giá đỗ có thành phần nitrit natri, một trong những tác nhân gây ung thư khi phản ứng với axit có trong dạ dày. Do đó, cẩn trọng khi với giá đỗ là điều rất cần thiết, đặc biệt khi mùa nóng sắp đến, nhu cầu dùng giá đỗ lại tăng cao vì thực phẩm này có tính mát.
Trứng gà “nhân tạo”
Người làng Đông Ngàn tẩy trắng trứng gà, và cả làng không ai ăn loại đó, bởi hoạt chất acid tẩy rửa vỏ trứng rất độc. Trứng gà giả khá to so với trứng gà bình thường. Khi đập ra trứng không có mùi tanh. Đầu lòng đỏ có sợi xoắn, giống như đầu mảng nilon bọc lòng đỏ được xoắn lại. Khi rán trứng lên, trứng không mịn mà loang lổ, sờ vào thấy ọp ẹp và dai như cao su.
Bánh bao được "mặc áo"
Bánh bao cũ được dùng chất tẩy trắng, đường hóa học và chất chống thối để làm phép hô biến "tân trang vẻ ngoài". Những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột, sau đó được "táng" thêm 2 túi hóa chất vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút, thế là lại “tươi như mới”. Những phụ gia được sử dụng gồm có đường hóa học độc hại sodium cyclamate và chất bảo quản gây hại sức khỏe không kém là potassium sorbate.
Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo kiểm tra rõ nguồn gốc sản phẩm, hạn sử dụng và thành phần ghi trên bao bì nếu có để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình trước vấn nạn thực phẩm giả này.
Còn tại các chợ Ngã Tư Sở (Đống Đa), chợ Nhân Hòa (Thanh Xuân), phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), các sản phẩm trên đều được bày bán công khai và giá có đắt hơn đôi chút so với chợ Hà Đông do nằm ở khu trung tâm hơn. Không ai có thể chắc chắn rằng, liệu các loại thực phẩm giả có xuất hiện ở thị trường Việt Nam qua chính những gia vị này hay không. Nhưng đoán rằng có cầu thì ắt hẳn có cung, đặc biệt trong thời buổi làm ăn khó khăn, vấn đề sinh lợi luôn là yếu tố thúc đẩy người bán hàng bỏ qua nhân tính và sử dụng "công nghệ hô biến" bạc ác này. Sau đây là một số công nghệ làm giả thực phẩm được giới truyền thông đưa tin cảnh báo người tiêu dùng. Đặc biệt, với lượng hàng quán vỉa hè mọc lên như nấm hiện nay, vấn đề này càng đáng báo động.
Thịt bò giả, cơn sốt đáng sợ
Tin đồn xuất hiện loại phụ gia “hô biến” thịt lợn thành thịt bò và giữ nguyên mùi vị, màu sắc đang rộ lên trong cộng đồng. Tuy vậy cơ quan chức năng chưa khẳng định sự tồn tại của hóa chất đó trên thị trường Việt Nam. Điều này chỉ mới được kiểm chứng ở khu vực Trùng Khánh, Trung Quốc. Thành phần của “gia vị” bao gồm các loại axit amin, bột ngọt, protein thủy phân cùng nhiều loại gia vị tạo mùi hương khác. Khi ướp hóa chất này vào thịt lợn, tự khắc thịt lợn sẽ chuyển màu và vị sang thịt bò. Liệu với hóa chất này, người buôn gian bán lận ở Việt Nam có lặn lội sang tận bên kia biên giới để tầm sư học đạo hay không? Đây vẫn là một vấn đề đáng sợ với người tiêu dùng Việt.
Thịt lợn được ướp thành thịt bò. (Ảnh internet)
Giá đỗ giả, không còn là nguồn rau mát lành
Khi được ngâm với phụ gia đặc biệt, chỉ nửa ngày, người bán hàng đã có 1 mẻ giá đỗ đẹp tươi mơn mởn, căng tròn, đẹp hơn rất nhiều mẻ giá đỗ được "ấp ủ, nuôi nấng" bằng bàn tay Việt. Do cũng được báo động hàng giả từ lâu, các bà nội trợ Việt cứ dặn con khi đi mua giá đỗ là: "Con ơi đừng chọn cây tròn, cứ cây dài thẳng gầy mà mua nhé." Được biết, hoạt chất ngâm giá đỗ có thành phần nitrit natri, một trong những tác nhân gây ung thư khi phản ứng với axit có trong dạ dày. Do đó, cẩn trọng khi với giá đỗ là điều rất cần thiết, đặc biệt khi mùa nóng sắp đến, nhu cầu dùng giá đỗ lại tăng cao vì thực phẩm này có tính mát.
Trứng gà “nhân tạo”
Người làng Đông Ngàn tẩy trắng trứng gà, và cả làng không ai ăn loại đó, bởi hoạt chất acid tẩy rửa vỏ trứng rất độc. Trứng gà giả khá to so với trứng gà bình thường. Khi đập ra trứng không có mùi tanh. Đầu lòng đỏ có sợi xoắn, giống như đầu mảng nilon bọc lòng đỏ được xoắn lại. Khi rán trứng lên, trứng không mịn mà loang lổ, sờ vào thấy ọp ẹp và dai như cao su.
Trứng loang lổ, dai, dẻo. (Ảnh intenet)
Bánh bao được "mặc áo"
Bánh bao cũ được dùng chất tẩy trắng, đường hóa học và chất chống thối để làm phép hô biến "tân trang vẻ ngoài". Những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột, sau đó được "táng" thêm 2 túi hóa chất vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút, thế là lại “tươi như mới”. Những phụ gia được sử dụng gồm có đường hóa học độc hại sodium cyclamate và chất bảo quản gây hại sức khỏe không kém là potassium sorbate.
Do đó, người tiêu dùng cần tỉnh táo kiểm tra rõ nguồn gốc sản phẩm, hạn sử dụng và thành phần ghi trên bao bì nếu có để đảm bảo sức khỏe của mình và gia đình trước vấn nạn thực phẩm giả này.