Không phải EQ hay IQ, đây mới là chỉ số giúp trẻ trở nên thành công trong cuộc sống nhưng nhiều phụ huynh vẫn bỏ qua!
Nếu muốn con có một tương lai tươi sáng, cha mẹ phải phát triển chỉ số này!
Không ít cha mẹ hiện nay mong muốn con lớn lên sẽ trở nên giàu có và được mọi người ngưỡng mộ. Đây là mong ước hoàn toàn chính đáng, nhưng làm cách nào để trở nên giàu có và để đạt được thành công như vậy, trẻ phải vượt qua những thử thách gì lại là điều cha mẹ không đề cập đến. Đó chính là điều thiếu sót, bởi khoảng cách để chạm đến được đỉnh vinh quang là rất lớn và nó đòi hỏi trẻ phải luôn kiên cường để chiến đấu vượt qua những thách thức ngoài kia.
Ngoài ra, trong một thời gian dài, người ta tin rằng có chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) cao là thước đo thành công duy nhất ở một người. Song, sự thật không phải như vậy bởi để thành công, một người cần phải có các thuộc tính tốt về IQ, SQ (Chỉ số thông minh xã hội), EQ (Chỉ số thông minh cảm xúc) và AQ (Chỉ số vượt khó). Trong số này, có chỉ số AQ cao là một trong những phẩm chất được tìm kiếm nhiều nhất và là điều mà bạn nên dạy trẻ từ khi còn nhỏ.
Các chuyên gia nói rằng AQ tốt quan trọng hơn nhiều so với IQ. Ngoài ra còn có một chủ đề lan truyền trên mạng xã hội nói về bốn phần của trí thông minh - IQ, SQ, AQ và EQ và lý do tại sao cha mẹ lại cho con mình tiếp xúc nhiều với các lĩnh vực khác của cuộc sống ngoài việc học hành.
AQ là gì?
AQ (Chỉ số vượt khó hay Chỉ số nghịch cảnh) là thước đo do một nhóm các nhà khoa học nghĩ ra để xem cách một cá nhân phản ứng hoặc hành xử khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Theo W Hidayat, AQ cũng có ảnh hưởng đến khả năng hiểu Toán học của học sinh. Do đó, người ta thường gọi là khả năng phục hồi khoa học. Thuật ngữ này được Paul Stoltz đặt ra vào năm 1997 trong cuốn sách Nghịch Cảnh: Biến Trở Ngại Thành Cơ Hội.
Bên cạnh đó, AQ cũng là một trong những chỉ số có thể xác định độ thành công trong cuộc sống của một người và cũng chủ yếu hữu ích để dự đoán thái độ tâm lý, căng thẳng tinh thần, sự kiên trì, tuổi thọ, học tập và phản hồi đối với các thay đổi trong môi trường.
Để nuôi dạy những đứa trẻ mạnh mẽ, thông minh và kiên cường về mặt cảm xúc, việc có chỉ số IQ cao không chỉ quan trọng mà còn phải đảm bảo chỉ số nghịch cảnh (AQ) của chúng.
Biết cách đương đầu với nghịch cảnh và kiên cường là một kỹ năng sống cần thiết mà chúng ta cần dạy cho trẻ khi còn nhỏ. Có chỉ số AQ cao rất quan trọng đối với sức khỏe và ngăn chặn sự khởi phát của các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Cũng có những tuyên bố rằng nâng cao AQ có thể dẫn đến tăng năng suất, năng lực, hiệu suất, đổi mới và tinh thần ở trẻ.
Vì sao phải phát triển chỉ số AQ ở trẻ?
AQ phần lớn không liên quan đến tuổi tác. Các chuyên gia cũng nói rằng điều quan trọng là cha mẹ phải dạy để trẻ biết cách đối phó với những nghịch cảnh hoặc sẵn sàng lắng nghe những điều góp ý từ người khác... Cuộc sống cứ tiếp diễn và chúng ta không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận những thách thức đang tiềm ẩn ngoài kia. Do đó, một cách tốt để chiến đấu với điều này là cha mẹ hãy dạy con trẻ kiên cường. Những đứa trẻ mạnh mẽ và kiên cường về mặt cảm xúc cũng có khả năng chấp nhận với thất bại tốt hơn.
Theo nhà khoa học Emmy Werner - người đã dành rất nhiên thời gian trong việc nghiên cứu về hành vi con người, những đứa trẻ có chỉ số nghịch cảnh cao có những đặc điểm sau:
- Là một người tích cực và cởi mở để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
- Sẵn sàng tiếp cận với những lời góp ý mang tính xây dựng.
- Không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp thất bại
- Duy trì niềm tin và có một thái độ tích cực.
Cha mẹ có thể nâng cao AQ cho con trẻ?
Giống như IQ, cha mẹ hoàn toàn có thể nâng cao AQ của trẻ vào những năm đầu đời. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để phụ huynh có thể nâng cao AQ cho con. Một trong những cách để thực hiện điều này là dạy con bạn tự nhận thức, cởi mở với những lời nhận xét và chấp nhận những điểm thiếu sót của mình. Bằng cách này, chúng có thể học hỏi và cải thiện bản thân hơn.
Trong quá trình phát triển AQ cho con, cha mẹ cũng có một vai trò lớn. Khi cha mẹ lo lắng hoặc buồn bã, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến con. Điều quan trọng là cha mẹ phải luôn sẵn sàng hỗ trợ và ở bên con mỗi khi chúng cần, tạo dựng mối liên hệ tình cảm mạnh mẽ với chúng. Trao quyền cho con để có thể tự mình vượt qua những thử thách chông gai phía trước.
Theo Timesofindia