Khoa học bảo ngáp càng dài thì càng thông minh, dân công sở hãy thôi dằn vặt vì ngái ngủ trên văn phòng!

JJJ,
Chia sẻ

Con người và một số con khá thông minh nữa có xu hướng ngáp dài hơn những loài còn lại.

Chúng ta biết rằng ngáp là một phản xạ tự nhiên của con người, giúp loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, các nhà khoa học còn phát hiện ra một đặc điểm khá thú vị: Ngáp có thể tiết lộ trí thông minh của bạn!

Cụ thể, các nhà sinh học đã phát hiện ra mối quan hệ giữa thời gian ngáp và kích thước bộ não của người ngáp. Họ tin rằng, ngáp lâu là dấu hiệu cho thấy khả năng nhận thức cao.

Nghiên cứu trên linh trưởng, rất gần gũi với loài người, giới chuyên gia nhận thấy chúng có xu hướng ngáp dài nhất so với các loài vật khác. Sự khác biệt này lên tới 50%.

Đứng đầu nghiên cứu - Tiến sĩ Andrew Gallup thuộc Đại học Bang New York tại Oneonta cho biết, thời gian kéo dài của một lần ngáp sẽ bật mí khả năng nhận thức của chủ thể. Những loài động vật như chuột, thỏ... sở hữu những lượt ngáp ngắn nhất; trong khi khỉ đột, vượn, lạc đà, voi... và cuối cùng là con người lại ngáp lâu nhất.

f2965338-4bb9-11e9-8e02-95b31fc3f54a_image_hires_214928

Mặc dù bộ não của loài người không lớn nhất nhưng lại sở hữu nhiều tế bào thần kinh ở vỏ não hơn bất kỳ loài vật nào khác.

Bộ não của voi châu Phi lớn, phần tế bào thần kinh vỏ não của loài này cũng thuộc hạng khủng hơn các loài linh trưởng khác. Chẳng thế mà chúng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng ngáp lâu.

113798841_5ed9c94028_b

Ông chia sẻ: "Sự khác biệt trong thời gian ngáp không nằm ở kích thước cơ thể lớn hay nhỏ mà nằm ở sự biến đổi, kết hợp hài hòa giữa kích thước não bộ, số lượng tế bào thần kinh vỏ não..."

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra video ghi lại 205 lượt ngáp của 177 cá thể ở 24 loài vật khác nhau. Kết quả cho thấy, con người ngáp trung bình 7 giây, còn những chú voi châu Phi ngáp khoảng 6 giây. Lạc đà ngáp trong khoảng thời gian dưới 5 giây trong khi tinh tinh ngáp trong khoảng 5 giây.

Macaca_fuscata_juvenile_yawning

Nhờ vào nghiên cứu này, giới chuyên gia cũng phát hiện sự lây truyền "bệnh ngáp" ở loài chim. Qua đó hiểu được cơ chế, ngáp là để làm mát não, cân bằng kiểm soát hoạt động trong não.

Tiến sĩ Andrew Gallup chốt lại: "Việc quan sát thời gian ngáp của các loài động vật có vú với bộ não lớn có thể giúp các nhà khoa học hiểu hơn về khả năng nhận thức, hành vi ở các loài. Cùng với đó, tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng phần nào đến thời gian ngáp, ví dụ như người lớn trưởng thành ngáp lâu hơn trẻ em và trẻ sơ sinh".

Theo Biology Letters

Chia sẻ