Khổ như nhà có… bà cô "ế"
Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ví von: “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”. Có lẽ, với nhiều nàng dâu, chỉ riêng cái “danh vị” bà cô đã đáng gờm lắm rồi, nếu lại là bà cô chưa chồng lại càng đáng gờm gấp bội.
Khi chị chồng vừa cao học lại vừa… cao số
Ngay cả bố mẹ chồng cũng không chê bai Hân điều gì, còn những người xung quanh thì đều khen cô là dễ thương, biết cư xử, và khá nhanh nhẹn, tháo vát. Ấy thế mà chị Vinh – bà chị chồng 37 tuổi vẫn sống chung với gia đình cô, lại chê bai, khinh miệt Hân mọi nơi mọi lúc. Chị chê Hân đủ thứ, từ vẻ mặt nhạt hoét đến cách ăn mặc đua đòi lố lăng, từ cái kiểu tươi cười giả dối đến cái sự lười biếng vụng về… Nhưng hai điểm cốt tử mà chị Vinh hay nhấn mạnh nhất là, Hân chẳng những xuất thân nhà quê lại còn ngắn học, không hiểu sao lại sa vào chĩnh gạo mà lấy được em trai chị.
“Chẳng gì em cũng tốt nghiệp đại học chính quy, trường ngon hẳn hoi, đi làm cũng được sếp và đồng nghiệp đánh gia cao. Thế nhưng chị ấy luôn bảo em ngắn học, chỉ vì trong nhà chồng em, ai không phải tiến sĩ thì cũng là thạc sĩ. Chồng và bố chồng là tiến sĩ, mẹ chồng và chị Vinh đều là thạc sĩ cả”, Hân giải thích. Mỗi lần không vừa ý điều gì với em dâu, chị Vinh đều lôi cái sự “học vấn thấp” ấy ra để lý giải rồi lắc đầu ra vẻ thất vọng lắm.
Chê bai cũng chẳng sao, nhưng khổ nỗi chị Vinh không chỉ chê mà còn săm soi, kiểm soát, rồi hoạnh họe mọi hành động của em dâu. Không ngày nào Hân không bị chị chồng mắng mỏ, chì chiết hoặc mách tội, hay đem cô ra làm đề tài để bêu riếu. Bố mẹ chồng ban đầu có bênh Hân, nhưng sau thấy con gái giận dỗi làm mình làm mẩy thì đành làm ngơ. Họ biết chị Vinh hơi quá nhưng Vinh là con gái họ, lại bất hạnh vì cảnh chưa chồng.
Biết chị chồng ghen với mình, một đứa con gái mà theo chị là chẳng có gì hay ho đặc sắc, thua kém chị đủ đường mà vẫn lấy được chồng “ngon”, trong khi người xuất sắc như chị lại vẫn ế, Hân cố gắng sống kìm mình để khỏi làm ngứa mắt chị. Rút kinh nghiệm từ ánh mắt và những câu xỉa xói của chị, Hân vứt hết những chiếc váy thời thượng mình vẫn mặc, để diện quần Tây, áo sơ mi cho nó chân phương (thực ra là để khỏi nổi bật, hấp dẫn hơn chị). Cô cũng tạm biệt phấn son, cho hết những chai nước hoa yêu quý, để lại kiểu tóc đen dài như thời sinh viên… Mỗi lần có sự kiện quan trọng một chút, Hân ăn mặc đẹp, tô tí môi son hoặc đi uốn tóc ngoài hiệu là y như rằng cả mấy ngày sau đó, cô phải chịu đựng những trò hành hạ khó chịu của chị chồng.
Chị Vinh còn tức giận ra mặt mỗi khi thấy em trai tình tứ, quan tâm đến vợ. Có lần Hân đi làm về mệt, chồng đỡ cô ngồi xuống ghế, rồi rót nước cho uống, chị Vinh liền làm ra vẻ không để ý, giật phắt cốc nước trong tay em dâu, uống liền một hơi cạn sạch. Hôm khác, Hân đang nấu ăn, ông xã chạy xuống khen món gì mà thơm thế, rồi ôm vợ hôn cái chụt vào gáy. Chị Vinh trông thấy, đứng giữa nhà chửi đổng cái thứ lấy chồng rồi mà không bỏ cái thói đĩ thõa chài đàn ông, lẳng lơ cả với… chồng. Chồng Hân nghe vậy bật cười, bảo chị nói lạ, chả nhẽ phải lẳng lơ với thằng khác, thế là chị nổi cơn tam bành, kết tội Hân là hồ ly tinh, xúi em trai chị phản bội tình ruột thịt.
Vì thế, chẳng những Hân tránh tuyệt đối mọi biểu hiện tình cảm với chồng bên ngoài phòng ngủ, mà còn cấm tiệt anh không được tỏ ra âu yếm hay bênh vực cô trước mặt chị. Chồng Hân hiểu ý, nhưng vì anh không phải nạn nhân trực tiếp, không thể thường trực cảnh giác với chị, nên thỉnh thoảng vẫn quên, và khiến vợ chịu nhức đầu vì sự trừng phạt của chị Vinh.
Tìm cách giúp chị chồng xuất giá
Nếu có ai hỏi ước mơ lớn nhất là gì, Ngọc, 26 tuổi, Hà Nội, sẽ trả lời rằng, đó không phải là danh vọng hay tiền tài, cũng không phải được xinh đẹp hay trẻ mãi không già, mà là chị chồng được lên xe hoa. “Như thế, tôi sẽ chẳng những không phải sống chung nhà với chị nữa, mà còn vì chị, một khi đã có hạnh phúc của riêng mình, sẽ bớt ganh ghét với tôi hơn, và một khi đã trải qua cảnh làm vợ, làm dâu, chị sẽ thông cảm mà đỡ cay nghiệt với tôi hơn”, Ngọc nói.
Hồi Ngọc về làm dâu, bố mẹ chồng có nói, ông bà không khó khăn xét nét gì với cô cả, chỉ yêu cầu cô một điều, đó là yêu thương và nhường nhịn, cố sống hòa thuận với chị cả, đứa con gái duy nhất của họ đến giờ vẫn hẩm hiu chuyện hôn nhân. “Bố mẹ dặn thế vì ngay từ đầu, chị đã công khai gây sự với tôi rất vô lý. Bố mẹ thương chị, xót chị nên muốn tôi phải nhịn. Chính bố mẹ chồng còn nhịn, còn im những khi chị lên cơn khó tính hay làm mình làm mẩy, thì tôi tuổi gì mà dám cãi chị được đây?”, Ngọc nói.
Và cô nhịn, nhịn hết ngày này đến ngày khác, hết việc này đến việc khác, nhưng vẫn chẳng được yên. Lấy chồng được 2 năm mà cô thấy dài dằng dặc bởi mỗi ngày là một chuỗi căng thẳng thần kinh đến mức nhiều khi cô chỉ muốn hét lên hoặc đập đầu vào tường. Nhìn bố mẹ chồng lúc nào cũng cũng buồn bã, khổ não vì cái sự muộn mằn của con gái, Ngọc càng thấy không có cách nào để giải quyết. Cô ngày ngày ao ước có một “hoàng tử” đến đem chị chồng đi. Rồi một ngày cô nhận thấy, nào chỉ mình cô, cả bố mẹ và chị chồng, và chồng cô nữa, cũng đều đợi mỏi cổ mà còn không ăn thua, vì thế phải chủ động ra tay để tìm cơ hội.
Ngọc bắt đầu kiếm cớ đưa hoặc mời một vài người đàn ông về nhà chơi. Cô rỉ tai mẹ chồng: “Con muốn giới thiệu cho chị, nhưng mẹ đừng nói kẻo nhỡ chị không vừa ý lại mắng con”. Cô mời những cô bạn có anh em bà con chưa vợ đến chơi, bố trí cho họ nói chuyện với mẹ chồng, rồi khéo léo dẫn dắt để họ “lộ ra” là có anh em chưa vợ và ngỏ ý muốn mai mối với chị chồng Ngọc…
“Tóm lại, tôi muốn giới thiệu bạn trai cho chị, nhưng sợ ra mặt thì chị sẽ từ chối nên mọi cuộc mối mai, tôi đều khéo léo đẩy vai trò chính cho mẹ chồng”, Ngọc nói. Cô tâm sự, vì đó là chị ruột của chồng cô, nếu chị không may yêu phải kẻ không ra gì thì cô mắc tội, nên Ngọc phải “sàng lọc” trước, người tử tế mới giới thiệu. “May mà trời thương, cuối cùng cũng có một anh làm 'bà cô' vừa ý, và anh ấy cũng có tình cảm với chị chồng tôi”, Ngọc vui vẻ cho biết. Hai người đã tìm hiểu nhau được một thời gian và sắp tiến tới hôn nhân.
Từ dạo đó, thái độ của chị với Ngọc mềm mỏng, dễ dàng hơn hẳn, thậm chí ngay cả khi chị biết chính em dâu đã ra tay kiếm đàn ông cho mình. “Tôi tưởng chị sẽ nổi giận khi phát hiện tôi nhúng tay vào chuyện đó, nhưng hóa ra không phải, thật hú vía”, Ngọc tâm sự. “Đúng là hạnh phúc khiến người ta bao dung và thân thiện hơn”.
Sự khó tính, thậm chí cay nghiệt của những phụ nữ muộn chồng đối với chị em dâu là chuyện thường thấy ở các gia đình Việt. Theo các chuyên gia tâm lý, dù có thông cảm hay không thì nàng dâu vẫn phải chấp nhận thiệt thòi một chút, nhường nhịn một chút nếu muốn gia đình yên ấm, tế nhị tạo điều kiện cho chị có hạnh phúc riêng. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn, nàng dâu sẽ cảm thấy bất hạnh nếu luôn bị “xử ép” một khi không có sự cảm thông, chia sẻ của các thành viên khác trong gia đình. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu "bà cô" bên chồng chồng không có triển vọng kết hôn và mâu thuẫn chị chồng – em dâu không thể hòa giải, sống riêng sẽ là giải pháp tối ưu.
Ngay cả bố mẹ chồng cũng không chê bai Hân điều gì, còn những người xung quanh thì đều khen cô là dễ thương, biết cư xử, và khá nhanh nhẹn, tháo vát. Ấy thế mà chị Vinh – bà chị chồng 37 tuổi vẫn sống chung với gia đình cô, lại chê bai, khinh miệt Hân mọi nơi mọi lúc. Chị chê Hân đủ thứ, từ vẻ mặt nhạt hoét đến cách ăn mặc đua đòi lố lăng, từ cái kiểu tươi cười giả dối đến cái sự lười biếng vụng về… Nhưng hai điểm cốt tử mà chị Vinh hay nhấn mạnh nhất là, Hân chẳng những xuất thân nhà quê lại còn ngắn học, không hiểu sao lại sa vào chĩnh gạo mà lấy được em trai chị.
“Chẳng gì em cũng tốt nghiệp đại học chính quy, trường ngon hẳn hoi, đi làm cũng được sếp và đồng nghiệp đánh gia cao. Thế nhưng chị ấy luôn bảo em ngắn học, chỉ vì trong nhà chồng em, ai không phải tiến sĩ thì cũng là thạc sĩ. Chồng và bố chồng là tiến sĩ, mẹ chồng và chị Vinh đều là thạc sĩ cả”, Hân giải thích. Mỗi lần không vừa ý điều gì với em dâu, chị Vinh đều lôi cái sự “học vấn thấp” ấy ra để lý giải rồi lắc đầu ra vẻ thất vọng lắm.
Chê bai cũng chẳng sao, nhưng khổ nỗi chị Vinh không chỉ chê mà còn săm soi, kiểm soát, rồi hoạnh họe mọi hành động của em dâu. Không ngày nào Hân không bị chị chồng mắng mỏ, chì chiết hoặc mách tội, hay đem cô ra làm đề tài để bêu riếu. Bố mẹ chồng ban đầu có bênh Hân, nhưng sau thấy con gái giận dỗi làm mình làm mẩy thì đành làm ngơ. Họ biết chị Vinh hơi quá nhưng Vinh là con gái họ, lại bất hạnh vì cảnh chưa chồng.
Biết chị chồng ghen với mình, một đứa con gái mà theo chị là chẳng có gì hay ho đặc sắc, thua kém chị đủ đường mà vẫn lấy được chồng “ngon”, trong khi người xuất sắc như chị lại vẫn ế, Hân cố gắng sống kìm mình để khỏi làm ngứa mắt chị. Rút kinh nghiệm từ ánh mắt và những câu xỉa xói của chị, Hân vứt hết những chiếc váy thời thượng mình vẫn mặc, để diện quần Tây, áo sơ mi cho nó chân phương (thực ra là để khỏi nổi bật, hấp dẫn hơn chị). Cô cũng tạm biệt phấn son, cho hết những chai nước hoa yêu quý, để lại kiểu tóc đen dài như thời sinh viên… Mỗi lần có sự kiện quan trọng một chút, Hân ăn mặc đẹp, tô tí môi son hoặc đi uốn tóc ngoài hiệu là y như rằng cả mấy ngày sau đó, cô phải chịu đựng những trò hành hạ khó chịu của chị chồng.
Chị Vinh còn tức giận ra mặt mỗi khi thấy em trai tình tứ, quan tâm đến vợ. Có lần Hân đi làm về mệt, chồng đỡ cô ngồi xuống ghế, rồi rót nước cho uống, chị Vinh liền làm ra vẻ không để ý, giật phắt cốc nước trong tay em dâu, uống liền một hơi cạn sạch. Hôm khác, Hân đang nấu ăn, ông xã chạy xuống khen món gì mà thơm thế, rồi ôm vợ hôn cái chụt vào gáy. Chị Vinh trông thấy, đứng giữa nhà chửi đổng cái thứ lấy chồng rồi mà không bỏ cái thói đĩ thõa chài đàn ông, lẳng lơ cả với… chồng. Chồng Hân nghe vậy bật cười, bảo chị nói lạ, chả nhẽ phải lẳng lơ với thằng khác, thế là chị nổi cơn tam bành, kết tội Hân là hồ ly tinh, xúi em trai chị phản bội tình ruột thịt.
Vì thế, chẳng những Hân tránh tuyệt đối mọi biểu hiện tình cảm với chồng bên ngoài phòng ngủ, mà còn cấm tiệt anh không được tỏ ra âu yếm hay bênh vực cô trước mặt chị. Chồng Hân hiểu ý, nhưng vì anh không phải nạn nhân trực tiếp, không thể thường trực cảnh giác với chị, nên thỉnh thoảng vẫn quên, và khiến vợ chịu nhức đầu vì sự trừng phạt của chị Vinh.
Em dâu khốn khổ vì sống chung với chị chồng gắn mác “hàng tồn kho” (Ảnh minh họa).
Tìm cách giúp chị chồng xuất giá
Nếu có ai hỏi ước mơ lớn nhất là gì, Ngọc, 26 tuổi, Hà Nội, sẽ trả lời rằng, đó không phải là danh vọng hay tiền tài, cũng không phải được xinh đẹp hay trẻ mãi không già, mà là chị chồng được lên xe hoa. “Như thế, tôi sẽ chẳng những không phải sống chung nhà với chị nữa, mà còn vì chị, một khi đã có hạnh phúc của riêng mình, sẽ bớt ganh ghét với tôi hơn, và một khi đã trải qua cảnh làm vợ, làm dâu, chị sẽ thông cảm mà đỡ cay nghiệt với tôi hơn”, Ngọc nói.
Hồi Ngọc về làm dâu, bố mẹ chồng có nói, ông bà không khó khăn xét nét gì với cô cả, chỉ yêu cầu cô một điều, đó là yêu thương và nhường nhịn, cố sống hòa thuận với chị cả, đứa con gái duy nhất của họ đến giờ vẫn hẩm hiu chuyện hôn nhân. “Bố mẹ dặn thế vì ngay từ đầu, chị đã công khai gây sự với tôi rất vô lý. Bố mẹ thương chị, xót chị nên muốn tôi phải nhịn. Chính bố mẹ chồng còn nhịn, còn im những khi chị lên cơn khó tính hay làm mình làm mẩy, thì tôi tuổi gì mà dám cãi chị được đây?”, Ngọc nói.
Và cô nhịn, nhịn hết ngày này đến ngày khác, hết việc này đến việc khác, nhưng vẫn chẳng được yên. Lấy chồng được 2 năm mà cô thấy dài dằng dặc bởi mỗi ngày là một chuỗi căng thẳng thần kinh đến mức nhiều khi cô chỉ muốn hét lên hoặc đập đầu vào tường. Nhìn bố mẹ chồng lúc nào cũng cũng buồn bã, khổ não vì cái sự muộn mằn của con gái, Ngọc càng thấy không có cách nào để giải quyết. Cô ngày ngày ao ước có một “hoàng tử” đến đem chị chồng đi. Rồi một ngày cô nhận thấy, nào chỉ mình cô, cả bố mẹ và chị chồng, và chồng cô nữa, cũng đều đợi mỏi cổ mà còn không ăn thua, vì thế phải chủ động ra tay để tìm cơ hội.
Ngọc bắt đầu kiếm cớ đưa hoặc mời một vài người đàn ông về nhà chơi. Cô rỉ tai mẹ chồng: “Con muốn giới thiệu cho chị, nhưng mẹ đừng nói kẻo nhỡ chị không vừa ý lại mắng con”. Cô mời những cô bạn có anh em bà con chưa vợ đến chơi, bố trí cho họ nói chuyện với mẹ chồng, rồi khéo léo dẫn dắt để họ “lộ ra” là có anh em chưa vợ và ngỏ ý muốn mai mối với chị chồng Ngọc…
“Tóm lại, tôi muốn giới thiệu bạn trai cho chị, nhưng sợ ra mặt thì chị sẽ từ chối nên mọi cuộc mối mai, tôi đều khéo léo đẩy vai trò chính cho mẹ chồng”, Ngọc nói. Cô tâm sự, vì đó là chị ruột của chồng cô, nếu chị không may yêu phải kẻ không ra gì thì cô mắc tội, nên Ngọc phải “sàng lọc” trước, người tử tế mới giới thiệu. “May mà trời thương, cuối cùng cũng có một anh làm 'bà cô' vừa ý, và anh ấy cũng có tình cảm với chị chồng tôi”, Ngọc vui vẻ cho biết. Hai người đã tìm hiểu nhau được một thời gian và sắp tiến tới hôn nhân.
Từ dạo đó, thái độ của chị với Ngọc mềm mỏng, dễ dàng hơn hẳn, thậm chí ngay cả khi chị biết chính em dâu đã ra tay kiếm đàn ông cho mình. “Tôi tưởng chị sẽ nổi giận khi phát hiện tôi nhúng tay vào chuyện đó, nhưng hóa ra không phải, thật hú vía”, Ngọc tâm sự. “Đúng là hạnh phúc khiến người ta bao dung và thân thiện hơn”.
Sự khó tính, thậm chí cay nghiệt của những phụ nữ muộn chồng đối với chị em dâu là chuyện thường thấy ở các gia đình Việt. Theo các chuyên gia tâm lý, dù có thông cảm hay không thì nàng dâu vẫn phải chấp nhận thiệt thòi một chút, nhường nhịn một chút nếu muốn gia đình yên ấm, tế nhị tạo điều kiện cho chị có hạnh phúc riêng. Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn, nàng dâu sẽ cảm thấy bất hạnh nếu luôn bị “xử ép” một khi không có sự cảm thông, chia sẻ của các thành viên khác trong gia đình. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nếu "bà cô" bên chồng chồng không có triển vọng kết hôn và mâu thuẫn chị chồng – em dâu không thể hòa giải, sống riêng sẽ là giải pháp tối ưu.
Nhiều nàng dâu sợ “bà cô” bên chồng hơn cả mẹ chồng. Họ là “điển hình” của sự soi mói, chèn ép chị - em dâu.