Khi hàng quán đóng cửa phòng dịch, hình thức kinh doanh online lên ngôi, bảo đảm cho cuộc sống không dừng lại

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Các thành phố lớn và nhiều địa phương đã yêu cầu các cửa hàng kinh doanh đóng cửa để phòng tránh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. Trong bối cảnh đó, việc giao dịch và nhu cầu vận chuyển hàng hóa là điều không thể dừng lại, nên hình thức bán mua online lại sôi động. Nhưng nếu không cẩn thận khi gói hàng được luân chuyển từ người này qua người khác thì nguy cơ lây truyền dịch bệnh là điều khó tránh khỏi.

Chuyển nghề sang bán online

Chị Nguyễn Thị Hạnh ở Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm chia sẻ, thay vì mỗi tháng phải trả 2 triệu đồng cho một chủ kiot để lấy chỗ ngồi bán hàng ăn sẵn vào các buổi trưa, thì hiện tại do phòng tránh dịch Covid-19 nên vợ chồng chị Hạnh đã trả lại nhưng vẫn đảm bảo thu nhập, thậm chí còn hơn nhiều.

Nhiều cửa hàng chuyển sang bán online

Nhiều cửa hàng chuyển sang bán online

"Do dịch bệnh đang diễn ra nên từ đầu năm đến nay vợ chồng tôi hoàn toàn giao dịch tại nhà. Ngày đầu tiên mở hàng của năm nay, tôi chỉ đăng hình ảnh cùng những giới thiệu về món ăn để bạn bè ủng hộ, chồng thì đi ship hàng, vợ thì ở nhà chế biến theo đơn. Ai ngờ công việc này lại hấp dẫn và thu nhập cao hơn ra ngoài chợ ngồi", chị Hạnh chia sẻ.

Theo chị Hạnh, tuy ban đầu có vất vả vì phải chuyển hàng đến tận các gia đình. Nếu gần thì miễn tiền vận chuyển nhưng nếu đi xa hơn thì chồng chị có thêm thu nhập tiền "xe ôm".

Dịch vụ ship hàng đang phát huy hiệu quả để phòng tránh dịch

Dịch vụ ship hàng đang phát huy hiệu quả để phòng tránh dịch

Cũng tương tự, chị Trần Thị Thu ở Thịnh Liệt là chủ một sạp hàng buôn bán vải thời trang ở một khu chợ lớn, hiện cũng đã thường xuyên ở nhà điều hành qua mạng.

Chị Thu chia sẻ: "Từ sau dịp Tết Nguyên đán tôi ít ra bán hàng, ngoài đó chỉ có 1 nhân viên quản lý. Cũng vì vậy mà tôi có nhiều thời gian chụp mẫu hàng đăng tải lên mạng để giới thiệu. Do đã có uy tín và nguồn khách quen nên chỉ cần giao dịch qua lại về mẫu hàng, khách sẽ chuyển tiền online".

Theo chị Thu, từ 2 hôm nay có thông báo một số cửa hàng phải đóng cửa để phòng tránh dịch, thu nhập của gia đình chị Thu không bị ảnh hưởng.

"Thực tế khách hàng bây giờ đã có thói quen mua qua mạng, tuy phải chấp nhận trích một khoản cho ship hàng nhưng số lượng đơn hàng nhiều hơn. Tính ra thu nhập cũng tương đương".

Xe ôm chuyển hướng

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày nay giao thông Hà Nội giảm tải các phương tiện qua lại trên đường một cách rõ rệt do thời điểm này dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Một số xe ôm đã chuyển sang dịch vụ ship hàng

Một số xe ôm đã chuyển sang dịch vụ ship hàng

Trên đường không còn lại nhiều các phương tiện công cộng và những trang phục công sở cũng không còn xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, lại thấy nhiều thanh niên mang trang phục của các hãng "vận chuyển".

Tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Tuân, sau khi có thông báo đóng cửa để phòng tránh dịch, cơ sở này đã trong tình trạng kín cửa. Tuy nhiên, lượng sản phẩm vẫn được đưa ra ngoài mỗi khi có shipper đến.

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 4.

Theo quan sát của chúng tôi, khi các shipper đến thì cửa cuốn được kéo lên

Còn tại một số tòa nhà thương mại, hình ảnh những chàng trai áo đồng phục chạy grab ship hàng vẫn diễn ra bình thường.

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 5.

Trên xe các shipper lúc này luôn kèm theo những hộp đựng đồ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Minh làm nghề xe ôm trên đường Nguyễn Trãi cho hay: "Khách đi xe ôm thời gian này gần như không có vì họ tránh lây dịch. Cách đây hơn 1 tháng có một vài cửa hàng xung quanh nhờ tôi chuyển hàng cho khách. Cũng từ hôm đó đến nay mỗi ngày tôi có hơn chục chuyến ship hàng, tính ra thu nhập khá hơn và đều đặn hơn".

Ông Văn đứng bên cạnh chia sẻ thêm, do dịch bệnh diễn ra nên đa số những người làm nghề này đã về quê từ trước. Vì vậy, thói quen của người dân đi xe ôm không còn nhiều nên ông Văn chuyển sang công việc ship hàng.

"Mỗi ngày tôi thu nhập khoảng 300 nghìn, dù vẫn còn tồn nhiều đơn hàng nhưng không thể đủ sức và thời gian để chạy. Hiện tại tôi chỉ ưu tiên những đơn hàng về đồ ăn nhanh, còn những mặt hàng không có khuyến cáo cấp bách thì để tồn vào hôm sau, hoặc tiện chuyến thì ghép vào".

Chia sẻ thêm về công việc, ông Văn cho rằng: "Trước mắt kiếm được tiền thì cũng vui và tranh thủ, nhưng trong lòng chúng tôi phải suy nghĩ nhiều lắm. Chúng tôi nghĩ đến việc phải vào khu vực đông người, tiếp xúc với những nơi không may có dịch, hoặc sản phẩm chuyển đến tay người có bệnh… Tối đến lại về nhà tiếp xúc với người thân", ông Văn trải lòng.

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 6.

Một người "vận chuyển" đang trao đổi với khách hàng

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 7.

Nghề ship hàng đang phát triển

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 8.

Một đơn vị chuyên vận chuyển hàng nhanh đang tất bật kể cả khi trời đã tối

Theo một chuyên gia y tế khuyến cáo; virut có thể tồn tại trên mặt các gói sản phẩm, nếu những gói sản phẩm này không được phòng tránh một cách cẩn thận. Tức là ngay từ khâu đóng gói đã phải tuân theo những khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng tránh dịch bệnh. Nếu không cẩn thận, gói hàng được luân chuyển từ người này qua người khác thì nguy cơ lây truyền là điều khó tránh khỏi.

Shipper tất bật thời Covid-19 và những nỗi lo phòng tránh dịch - Ảnh 10.

 

Chia sẻ