Kênh đào Suez: Lịch sử tuyến đường thủy huyết mạch quan trọng của thế giới
Phải mất 10 năm và cần 1,5 triệu lao động để xây dựng kênh đào Suez vào thế kỷ XIX nhưng chỉ mất 1 ngày và 1 siêu tàu đã có thể khiến nó bị tắc nghẽn.
Kênh đào Suez là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam, đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập. Con kênh nối biển Địa Trung Hải với Biển Đỏ thuộc Ấn Độ Dương.
Con kênh ban đầu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Pháp, được hình thành khi Ai Cập nằm dưới sự kiểm soát của Đế chế Ottoman vào giữa thế kỷ XIX. Việc xây dựng được bắt đầu ở thành phố Port Said (Ai Cập) vào đầu năm 1859, mất 10 năm để hoàn thành và cần khoảng 1,5 triệu công nhân.
Công trường xây dựng kênh Suez năm 1859 (Nguồn: AFP)
Công trường xây dựng kênh Suez năm 1859 (Nguồn: AFP)
Khi lần đầu tiên đi vào hoạt động năm 1869, kênh đào Suez xuyên biển dài 164km và sâu 8m. Khi đó, nó có thể đón các tàu có trọng tải lên tới khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7m - đặc điểm của phần lớn các con tàu trên thế giới vào thời điểm đó.
Những con tàu đầu tiên đi qua kênh đào Suez năm 1869 (Nguồn: AFP)
Năm 1887, kênh Suez được hiện đại hóa để cho phép tàu thuyền đi lại vào ban đêm, tăng gấp đôi sức chứa.
Hình ảnh kênh đào Suez năm 1887 (Nguồn: AFP)
Thời gian đầu, Vương quốc Anh là quốc gia quản lý kênh đào. Đến năm 1956, sau nhiều năm đàm phán với Ai Cập, Anh đã chính thức trao lại quyền điều hành cho chính phủ của Tổng thống Gamal Abdel Nasser.
Kênh đào Suez năm 1955 trong một đợt cải tạo để mở rộng trước khi được Ai Cập quốc hữu hóa. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Ai Cập Nasser đã quốc hữu hóa kênh đào, nhằm mở rộng đáng kể về độ sâu và chiều dài, theo yêu cầu của các công ty vận tải biển. Tại thời điểm đó, kênh Suez có chiều dài 175km và sâu 14m - có thể để tàu chở dầu có tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7m đi qua.
Mở rộng độ sâu và chiều dài tại kênh Suez tại năm 1960 (Nguồn: Reuters)
Mở rộng độ sâu và chiều dài tại kênh Suez tại năm 1960 (Nguồn: Reuters)
Mở rộng độ sâu và chiều dài tại kênh Suez tại năm 1960 (Nguồn: Reuters)
Năm 2015, kênh đào tiếp tục được mở rộng, nâng chiều dài lên 193,3km và độ sâu là 24m. Khi đó, tuyến đường này có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải khoảng 217.000 tấn. Chi phí mở rộng là khoảng 17 tỷ USD.
Mở rộng độ sâu và chiều dài tại kênh Suez tại năm 2015 (Nguồn: Reuters)
Mở rộng độ sâu và chiều dài tại kênh Suez tại năm 2015 (Nguồn: Reuters)
Vào năm 2019, lưu lượng tàu qua kênh đào Suez mỗi ngày là khoảng 50 tàu. Dự kiến, lưu lượng này có thể tăng gấp đôi vào năm 2023 nhờ việc mở lưu thông 2 chiều.
Hiện nay, bất chấp nhiều thách thức nội tại và bên ngoài, quốc gia Bắc Phi vẫn đang tiếp tục đặt cược vào dự án mở rộng đầu tư kênh đào Suez, khẳng định vị thế quan trọng của kênh đào này tại khu vực trong nhiều thập niên tiếp theo.
Đây là tuyến đường vô cùng quan trọng, giúp lưu thông hàng hóa trực tiếp giữa châu Âu và châu Á mà không phải vòng qua châu Phi. Thời gian di chuyển qua con đường thủy này chỉ vào tầm 13-15 giờ, theo GlobalSecurity.org.