Kasim Hoàng Vũ tiều tụy, gương mặt biến dạng vì bạo bệnh: Liệu căn bệnh nam ca sĩ mắc có nguy hiểm tính mạng và dấu hiệu là gì?

Bảo Nam,
Chia sẻ

Thông tin về tình trạng sức khoẻ của nam ca sĩ Kasim Hoàng Vũ đang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Mới đây, theo hình ảnh được chia sẻ bởi một người bạn của nam ca sĩ, Kasim Hoàng Vũ đang ở trên giường bệnh với khuôn mặt biến dạng, hốc hác đến mức không thể nhận ra. 

Trong những dòng tin nhắn với bạn thân, Kasim Hoàng Vũ chia sẻ rằng hiện tại anh rất yếu, mệt mỏi và run rẩy nhưng vẫn cố gắng làm việc, đợi đến ngày vào bệnh viện phẫu thuật. 

s61kwl36rq1-1beobd0lly2-4zukw3olkm3.jpg

Kasim Hoàng Vũ tiều tụy, gương mặt biến dạng vì bệnh viêm xương hàm.

"Hơn một tháng nay, khuôn mặt đau không chịu nổi. Đêm nào cũng thức đến sáng. Quá mệt, nhiều khi muốn xỉu. Đợi 25/8 đi gặp bác sĩ lần nữa rồi bắt đầu mổ để cắt xương hàm...", Kasim Hoàng Vũ chia sẻ. 

Được biết trước đó, Kasim Hoàng Vũ từng chia sẻ bản thân mắc bệnh viêm khớp xương hàm từ giữa năm 2023, anh đã từng phẫu thuật mổ khớp xương hàm và cổ.

Bệnh viêm xương hàm mà Kasim Hoàng Vũ mắc phải là một bệnh lý xuất hiện khi có sự bất ổn ở khu vực khớp hàm và các cơ xung quanh. Bệnh không chỉ gây ra cơn đau nhức kéo dài ở vùng hàm mà còn dẫn đến hiện tượng co thắt cơ, làm mất đi sự cân bằng giữa xương sọ và xương hàm. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện, thậm chí là giấc ngủ.

a.jpg

Kasim Hoàng Vũ đã giảm 14kg sau khi mắc bệnh viêm khớp xương hàm.

Bệnh viêm xương hàm có nguy hiểm đến tính mạng?

Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như:

- Giãn khớp: Viêm xương hàm làm tăng nguy cơ bị trật khớp hoặc kẹp khớp, gây đau và hạn chế khả năng vận động của hàm. 

- Lan rộng ra vùng sàn miệng: Viêm nhiễm có thể lan rộng từ hàm đến các khu vực khác như vùng cổ và ngực, gây sưng tấy dưới hàm và dẫn đến tình trạng miệng luôn ở trạng thái mở to, lưỡi bị đẩy lên cao, gây khó khăn trong việc hít thở, nhai, nuốt. 

- Xương hàm biến dạng: Nếu không được điều trị, các vùng xương và cơ bị viêm sẽ bị tổn thương nặng, làm phá vỡ cấu trúc xương, dẫn đến biến dạng xương hàm.

Việc nhận biết và điều trị viêm xương hàm sớm là rất quan trọng để tránh các biến chứng này, bảo vệ sức khỏe răng miệng, duy trì chất lượng cuộc sống.

Những dấu hiệu của bệnh viêm xương hàm

Dấu hiệu của viêm xương hàm thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề răng miệng khác. Vì vậy, bệnh nhân rất dễ bỏ qua chúng. Một số dấu hiệu của bệnh thường bao gồm:

1. Sưng lợi, đau nhức răng: Đây là dấu hiệu phổ biến nhưng dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác. 

nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-khop-thai-duong-ham-4-2.jpg

Hình minh hoạ.

2. Đau nhức, sưng tấy mặt: Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên mặt. Ban đầu, cơn đau có thể nhẹ và người bệnh thường dùng thuốc giảm đau, nhưng cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị. 

3. Các triệu chứng khác: Bao gồm đau nhức vùng tai, mỏi cổ, chóng mặt, phì đại cơ nhai, nổi hạch, và cảm giác khó chịu ở nhiều vị trí khác.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này và không rõ nguyên nhân, hãy đến bệnh viện tai mũi họng hoặc phòng khám nha khoa gần nhất để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác. 

Phòng tránh, điều trị bệnh viêm xương hàm bằng những cách nào?

Viêm xương hàm có thể được phòng tránh và cải thiện bằng cách thực hiện những thói quen lành mạnh sau:

- Sử dụng thực phẩm mềm: Ưu tiên ăn các món ăn mềm, dễ nhai để giảm áp lực lên xương hàm và cơ nhai. 

- Hạn chế nhai một bên hàm: Cố gắng nhai đều hai bên hàm để tránh tạo áp lực không đồng đều lên một bên. 

- Tránh các thói quen xấu: Hạn chế nghiến răng, cắn môi hay các thói quen xấu khác có thể gây áp lực lên xương hàm. 

- Massage vùng dưới cằm: Xoa bóp hoặc massage vùng dưới cằm khoảng 15 phút mỗi ngày giúp giãn cơ và cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng cho cơ hàm. 

- Chọn cơ sở y tế uy tín: Lựa chọn các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để được điều trị và tư vấn chính xác. 

- Cân bằng thời gian ngủ nghỉ: Đảm bảo thời gian ngủ nghỉ hợp lý để giữ tinh thần thoải mái, giảm áp lực và căng thẳng, giúp cơ hàm thư giãn. 

- Không tự kê đơn hoặc sử dụng thuốc không phù hợp: Tuyệt đối không tự kê đơn thuốc hoặc sử dụng thuốc của người khác mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì tình trạng bệnh có thể khác nhau ở mỗi người.

Thực hiện những thói quen này không chỉ giúp phòng tránh viêm xương hàm mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chia sẻ