Hướng dẫn chi tiết đường đi cho xe máy từ Hà Nội về các tỉnh phía Nam

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Rất nhiều người dân tỉnh lẻ, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, sinh viên điều khiển xe máy đi về quê trong các dịp nghỉ lễ đã phải mang theo nỗi buồn vì vi phạm giao thông do đi nhầm đường.

Như đã thông báo bắt đầu từ đầu năm 2012, Sở Giao thông Hà Nội cấm xe máy, xe thô sơ lưu thông trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Các phương tiện trên phải di chuyển theo quốc lộ 1 cũ.

Cụ thể, các phương tiện mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ không được phép lưu thông trên đoạn tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ (Quốc lộ 1B). Các loại phương tiện này được phép đi trên Quốc lộ 1A đoạn từ Giải Phóng (quận Hoàng Mai) đến Cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên).

Hướng dẫn chi tiết hướng đi bằng xe máy từ Hà Nội về các tỉnh phía Nam

Ngày 27/4/2023, mặc dù còn hai hôm nữa mới chính thức được nghỉ lễ (30/4-1/5) theo ghi nhận của chúng tôi trong ít phút, đã có hàng chục trường hợp người điều khiển xe máy đi nhầm vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Chỉ khi đi nhầm được khoảng hơn 100 mét, phát hiện có lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ thì người điều khiển xe máy mới quay đầu, gây nguy hiểm cho bản thân và nhiều người đi đường.

Nhiều người điều khiển xe máy  đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Nhiều người điều khiển xe máy đi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

Người đàn ông trung tuổi quê ở Ninh Bình, cho biết, do vợ bị say xe ô tô nên ông phải đưa đi khám bệnh bằng xe máy, lúc về quê do không hiểu về luật giao thông đường bộ nên đã đi nhầm vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, khi vừa đi được vài chục mét thì có người đuổi theo thông báo phía trước có cảnh sát.

"Tôi giật mình nghĩ ra không có ai đi xe máy như mình trên đoạn đường này, một thanh niên gọi lại thông báo đây là đường cấm nên đã dừng xe quay lại, rất may chưa bị phạt", người dân chia sẻ.

Một cô gái đã phải dắt bộ đi ngược chiều quay lại

Một cô gái đã phải dắt bộ đi ngược chiều quay lại

Nữ sinh viên quê ở Nam Định cho biết, cô thuê trọ tại Cầu Giấy nên không thông thạo đường, hôm nay có việc ở quận Hoàng Mai sau đó quay về Trường Đại học Công Nghiệp, khi vào bản đồ chỉ đường "google map" để chế độ ô tô, công nghệ này đã chỉ ra hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ rồi vòng về đường vành đai trên cao.

"Nhưng khi em vừa rẽ vào cao tốc thì phát hiện có biển báo cấm xe máy đi vào, rất may em vẫn còn kịp quay lại", nữ sinh kể.

Cũng theo ghi nhận, trong khi nhiều cặp vợ chồng, hoặc sinh viên đi nhầm vào cao tốc, kịp thời quay lại, thì vẫn có một số người vẫn tiếp tục đi thêm được vài trăm mét thì gặp CSGT nên đã bị chặn lại để giải quyết lỗi vi phạm.

Dưới đây là một số hình ảnh hướng dẫn chi tiết hướng đi bằng phương tiện mô tô xe máy về các tỉnh phía Nam từ thủ đô Hà Nội.

Từ Bắc Giang, Bắc Ninh đi ra QL 1A để về các tỉnh, khi đến đay là đầu đầu cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng vẫn không được rẽ trái

Từ Bắc Giang, Bắc Ninh đi ra QL 1A để về các tỉnh, khi đến đây là đầu cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng vẫn không được rẽ trái

Đi thẳng về hướng Giải Phóng – Ngọc Hồi để rẽ trái ra QL 1A cũ.

Đi thẳng về hướng Giải Phóng – Ngọc Hồi để rẽ trái ra QL 1A cũ.

Ở hướng ngược lại, cấm rẽ phải để đi vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

Ở hướng ngược lại, cấm rẽ phải để đi vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

đã có biển cấm các phương tiện mô tô, xe máy, xe thô sơ và chỉ dành cho các phương tiện ô tô

Đã có biển cấm các phương tiện mô tô, xe máy, xe thô sơ và chỉ dành cho các phương tiện ô tô

nhưng nhiều người vẫn bị đi nhầm vào cao tốc

Nhưng nhiều người vẫn bị đi nhầm vào cao tốc

quay lại vì phát hiện có lực lượng CSGT bất chấp nguy hiểm cho bản thân và xung quanh

Quay lại vì phát hiện có lực lượng CSGT bất chấp nguy hiểm cho bản thân và xung quanh

những người này cố đi thêm một đoạn, CSGT phải đến nhắc nhở hoặc bị xử phạt

Những người này cố đi thêm một đoạn, CSGT phải đến nhắc nhở hoặc bị xử phạt

Các loại xe không được đi vào đường cao tốc

Khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các đối tượng không được đi vào đường cao tốc bao gồm:

Người đi bộ; Xe thô sơ (như xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008); Xe gắn máy, xe mô tô; Máy kéo; Xe máy chuyên dụng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h.

Tuy nhiên, đối với trường hợp người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc thì những người và phương tiện này được phép đi vào đường cao tốc.

Mức phạt lỗi đi vào đường cao tốc

Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã quy định cụ thể về mức phạt đối với những trường hợp đi vào đường cao tốc, cụ thể:

Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc gây tai nạn giao thông.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyện dùng có thiết kế nhỏ hơn 70km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ đi vào đường cao tốc.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc.

Chia sẻ