Humans of New York: Khi họ kể về những người tị nạn Syria

Theo Kênh 14.vn/Trí Thức Trẻ,
Chia sẻ

Nhóm Humans of New York đã bắt tay vào thực hiện dự án về những câu chuyện của người tị nạn Syria, và đây là câu chuyện đầu tiên mà họ thu được.

Hiện tại cuộc khủng hoảng di dân vẫn đang ở điểm sôi, vẫn có hàng trăm, hàng triệu người Syria đang sống tha hương cầu thực tại các trại tị nạn đông đúc ở các nước láng giềng. Để khiến thế giới hiểu thêm về cuộc đời của những người tị nạn, dự án Humans of New York đã quyết định thực hiện chiến dịch tìm hiểu những câu chuyện của người di cư Syria trên khắp Châu Âu.

Câu chuyện đầu tiên là của một phụ nữ vô danh các thành viên HONY gặp tại đảo Kos, Hy Lạp:

Tôi và chồng đã bán tất cả tài sản để thực hiện chuyến hành trình. Chúng tôi làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ 15 tiếng mỗi ngày cho đến khi cả hai đủ điều kiện kinh tế để lên đường. Kẻ buôn người dồn 152 người vào một chiếc thuyền. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ấy, rất nhiều người đã muốn quay trở lại, nhưng gã kia nói rằng những người quay trở về sẽ không được hoàn tiền, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Cả khoang trên và khoang dưới đều toàn người là người. Nước biển tràn vào khoang nên thuyền trưởng ép chúng tôi ném hết hành trang xuống nước. Trong lúc đang trên biển, thuyền lại va vào một tảng đá, ông thuyền trưởng trấn an chúng tôi rằng không sao đâu. Chúng tôi ở khoang dưới, nước tràn vào ngập cả khoan, còn tôi thì quá căng thẳng nên không di chuyển nổi nữa.

Mọi người bắt đầu gào thét, chúng tôi là những người sống sót cuối cùng ra khỏi được con tàu. Chồng tôi kéo tôi ra qua đường cửa sổ. Lúc dưới biển, anh đã cởi áo phao của mình đưa cho một người phụ nữ khác, rồi chúng tôi bơi hết sức có thể. Sau vài giờ, anh nói rằng anh mệt quá, anh sẽ nổi trên mặt nước nghỉ ngơi một tẹo thôi.

Trời tối quá, chúng tôi chẳng thể nhìn thấy gì, sóng càng lúc càng mạnh. Tôi vẫn nghe thấy tiếng anh gọi, nhưng anh cứ mãi trôi xa, trôi xa mãi. Sau đó một chiếc thuyền khác tìm được tôi, còn chồng tôi thì không bao giờ trở về nữa.

1-68176
Người phụ nữ bật khóc khi tâm sự với HONY

Tiếp theo là câu chuyện của chàng trai Syria tên Mumhammad. Anh này và các thành viên HONY đã từng gặp nhau vào năm 2014, khi ấy Muhammad đang làm việc tại một khách sạn ở Kurdistan, Iraq.

Năm 2014, Muhammed mang theo đúng 50 USD rời Syria tới Iraq để tìm việc làm do tình hình chiến sự ngày càng leo thang. Tại đây anh vừa làm việc trong khách sạn ban ngày và đi dạy Tiếng Anh buổi tối, tất cả tiền bạc đều được anh dành dụm để mua giấy tờ giả đi Châu Âu.

12038203_1096874487053317_3860135078548171268_n-5a375
Chân dung Muhammad

Đúng ngày Muhammad định lên đường, anh nhận được cuộc gọi từ em gái nói rằng bố bị cảnh sát đánh và phải nằm bệnh viện điều trị. Hai tuần sau, anh trai của Muhammad đã bị lực lượng phiến quân IS hành quyết và gửi thủ cấp về nhà thông qua địa chỉ trên thẻ căn cước.

Sau khi hai thảm kịch liên tiếp diễn ra, anh đã phải dùng tiền mua giấy tờ để chữa bệnh cho bố và giúp các chị em vượt biên. Kết quả Muhammad còn lại đúng 1000 Euro.

12027503_1096829393724493_6206057423451208413_n-5a375
Gia đình Muhammad đã phải trải qua nhiều bi kịch trong thời gian ngắn

Một thời gian sau Muhammad gặp một tay buôn người và đưa cho hắn toàn bộ 1000 euro cuối cùng để được vào Châu Âu, tên này tống Muhammad vào trong một xe van cỡ nhỏ cùng hơn 20 người khác, trong đó còn có cả vài thùng xăng. Nhiều người đòi xuống xe thì bị dọa giết và buộc phải tiếp tục đi, khi chuyển phương tiện sang xuồng cao su, thì đoàn 21 người chỉ còn lại 7 đủ dũng cảm để tiếp tục.

Sau khi tới được đảo Samothrace, Hy Lạp, cả đoàn phải nhịn đói suốt nhiều ngày liền. Một thời gian sau 7 người được đưa tới một trại tị nạn ở đất liền, họ lưu lại đó 12 ngày rồi bắt đầu đi về phía Bắc Châu Âu. Trong suốt chuyến đi, tất cả chỉ ăn lá cây qua ngày và uống nước từ những dòng sông bẩn thỉu không khác gì bầy thú hoang.

12063302_1096016617139104_8485447858452696370_n-5a375
Người đàn ông Syria may mắn sống sót sau khi vượt qua đại dương từ quê nhà

Khi tới khu vực biên giới, đoàn tị nạn may mắn gặp được một cảnh sát người Albani tốt bụng đưa họ về nhà, cho ăn nghỉ trong suốt nhiều ngày.

Một tháng sau Muhammad lên đường tới nước Áo, tại đây anh gặp được Fritz Hummel và được ông đưa về nhà chăm sóc như một cậu con trai. Ông đối xử tốt với Muhammad do 40 năm trước ông cũng đã nhận được sự tiếp đãi nhiệt tình khi ghé thăm đất nước Syria. Muhammad sau đó tìm được chỗ ở mới trong một nhà thờ và bắt đầu quyết tâm học tiếng Đức, liên tục mỗi ngày 18 tiếng. 7 tháng sau, anh được chấp nhận làm công dân Áo vì trình độ tiếng Đức đáng nể của mình.

12038354_1097069677033798_2451051425325408616_n-82362
Muhammad khoe quốc tịch mới bên cạnh người cha nuôi Fritz Hummel

Và cứ thế, đội ngũ Humans of New York đã đi khắp Áo, Đức, Hi Lạp để ghi lại những câu chuyện của người tị nạn Syria. Không còn là những mẩu chuyện vu vơ quen thuộc của HONY, họ đang cố viết nên những dòng chân thực nhất của lịch sử nhân loại.

Chia sẻ