Nỗi sợ kinh hoàng của phụ nữ trong trại tị nạn tệ hơn cả địa ngục
Việc đồi xử không ra gì, như địa ngục với phụ nữ tị nạn đã khiến trại tập trung Yarl's Wood rơi vào tình trạng bị biểu tình yêu cầu đóng cửa.
Efie là một cô gái Ghana. Cô đã ở Anh trong vài tháng trong một chương tình từ thiện dành cho người khuyết tật. Khi công việc kết thúc, cô lên kế hoạch trở về quê hương. Cô mong đợi một cuộc đoàn viên với gia đình, để được sống trong những tiếng cười thuở nào.
Nhưng thay vào đó, cô được đưa đến gặp một người đàn ông mà cha cô đã sắp xếp cho cô kết hôn. Efie lúc đó mới có 22 tuổi còn người đàn ông kia đã 57 và có 3 đời vợ. Nếu thành công thì đây sẽ là lần thứ tư ông này kết hôn.
Gia đình đã cố ép cô vào mối lương duyên này nhưng không chịu nổi, Efie đã trốn thoát và trở lại Anh sinh sống.
“Tôi không muốn buộc mình vào thứ hôn nhân như vậy khi mới ngoài 20 tuổi mặc dù rất muốn ở cạnh gia đình. Tôi đã cố gắng thuyết phục họ nhưng không thành công. Cha tôi viết email đe doạ tôi rằng ông ấy sẽ tự tử trước xong rồi giết tôi. Còn tôi cho rằng sẽ tự mình cướp đi cuộc sống của chính mình nếu quay trở về trong tình trạng đó”.
Do vậy, Efie đã quyết định xin tị nạn trong trại tập trung Yarrl's Wood ở Anh. Thời gian đó cô sống cùng nhiều người khác trong trại tị nạn, nhưng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê hương.
Cho đến tháng 9 năm ngoái, cô bất ngờ bị chính phủ Anh tuyên bố trục xuất. Cô bị suy sụp tinh thần và bỗng nhiên mắc bệnh thần kinh và phải ở lại trại Yarl’s Wood thêm 5 tháng.
Sau này, khi gặp được cánh phóng viên nhà báo, Efie mới mạnh dạn tâm sự về những tháng ngày kinh khủng sống trong địa ngục ở trại tập trung.
Vào thời điểm cô có hiểu hiện bệnh trầm cảm, những người ở đó nói rằng cô cần phải được tư vấn tâm lý, nhưng đã không có chuyện gì xảy ra cả. Thay vào đó, cô liên tục bị giám sát để tránh việc tự tử kể cả lúc tắm hay đi vệ sinh. Tất cả những vệ sĩ đó đều là nam giới.
“Tôi không hề có chút tự do nào. Nhiều khi họ hét lên và thể hiện sự dung dữ như muốn ăn thịt tôi vậy. Tất cả đều chỉ khiến tôi tồi tệ hơn”.
Efie thậm chí còn nói ra sự thật rằng ở đây chẳng có bất kỳ sự chăm sóc nào về y tế. Khi một người kêu đau họ sẽ hiển nhiên cho rằng người đó nói dối.
“Có một lần tôi bị đi tiểu ra máu. Những người quản lý ở đó nói tôi cần phải chụp chiếu để phát hiện bệnh. Nhưng không có gì xảy ra hết cả, tôi vẫn ngồi đó, không uống nước và nhịn tiểu thôi”.
Cuộc sống cứ kéo dài như vậy cho đến lúc Efie được ra ngoài. Cô kể lại rằng, cô không ngờ có nhiều người có ý định tự tử ở trong đó đến vậy. Cuộc sống quá kinh khủng và chúng tôi như đang ở địa ngục chứ không phải đời thường.
Về phía trại Yarl’s Wood, họ cho rằng đã làm hết sức và thể hiện sự tôn trọng đối với người tị nạn. Một bản báo cáo về mức độ hài lòng đến 80% của những người đã từng ở đây cũng được đưa ra.
Efie cuối cùng cũng rời khỏi trại tị nạn đó không lâu và hiện đang sống ở Belfast. Cô vẫn chưa biết tương lai của mình sẽ đi về đâu và phải tiếp tục cuộc sống như thế nào.