Họp lớp sau 20 năm, người lương trên 52 triệu đồng/tháng được xếp ngồi riêng, tôi ngồi cùng nhóm còn lại, ăn xong tôi lập tức rời nhóm chat

Ánh Lê,
Chia sẻ

20 năm sau ngày tốt nghiệp, buổi họp lớp tưởng như là dịp để ôn lại kỷ niệm xưa, hóa ra lại trở thành ký ức buồn của người đàn ông Trung Quốc.

*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lã Vọng Hoà, được đăng trên trang Sohu (Trung Quốc).

Tháng 3 vừa rồi, nhóm chat lớp cấp 3 bỗng sôi động hẳn lên. Lớp trưởng Lưu Dương – hiện là giám đốc một công ty bất động sản lớn, bỗng thông báo họp lớp. Buổi họp lớp được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng tại một nhà hàng sang trọng ở trung tâm thành phố. Chúng tôi, những thành viên trong lớp, khi nghe thông tin này thì vô cùng phấn khích bởi đây là dịp hiếm hoi để ôn lại chuyện cũ sau 20 năm tốt nghiệp. 

Hôm đó, khi đến nơi, tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy bảng hướng dẫn tại sảnh. Nội dung trên đó ghi rằng: "Bàn A: Người có thu nhập trên 15.000 NDT/tháng (hơn 52 triệu đồng)", "Bàn B và Bàn C: Những người còn lại". Thấy vậy, tôi cười lớn vì cho đó là trò đùa của đám bạn “nhất quỷ nhì ma”. Nào ngờ khi được nhân viên nhà hàng xác nhận hướng dẫn này là nghiêm túc và đã được bên tổ chức yêu cầu cụ thể, nụ cười của tôi bắt đầu tắt dần.

Tôi ngồi vào Bàn B, nơi có vài gương mặt quen mà lâu lắm tôi mới gặp lại. Phần lớn trong số đó là những đứa bạn làm nghề tự do, nhân viên văn phòng hoặc đang làm nội trợ. Dù không khí tại buổi tiệc vẫn rôm rả, nhưng tôi có cảm giác ánh mắt của những người ở "bàn A" - nơi có bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân nhiều lúc liếc qua như thể đang soi xét.

Một lúc sau, lớp trưởng Lưu Dương đứng lên phát biểu. Cậu ta cảm ơn mọi người đã đến đông đủ và nói rằng việc xếp chỗ ngồi như vậy để "mọi người dễ tìm tiếng nói chung, giao lưu hiệu quả hơn".

 “Mình nghĩ như thế sẽ thoải mái hơn cho tất cả”, Lưu Dương nói.

Họp lớp sau 20 năm, người lương trên 52 triệu đồng/tháng được xếp ngồi riêng, tôi ngồi cùng nhóm còn lại, ăn xong tôi lập tức rời nhóm chat - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: Sohu

Cả phòng im lặng vài giây, rồi có vài tiếng cười gượng gạo. Riêng tôi thấy cổ họng nghèn nghẹn. Lúc này, ký ức năm lớp 11 ùa về, mỗi buổi trực nhật, cả hai chúng tôi từng tranh nhau lau bảng. Có những hôm đi học về đói, hai đứa gom từng đồng tiền lẻ cùng mua một cái bánh để lót dạ. Thế mà giờ đây, chúng tôi lại ngồi mỗi người một bên, trở nên xa cách chỉ vì mấy con số trên bảng lương.

Bữa tiệc hôm đó kết thúc lúc 10 giờ tối, chúng tôi để Lưu Dương thanh toán rồi tự chuyển khoản phần tiền của mình cho cậu ấy. Khi các nhóm còn đang rủ nhau đi tăng hai, tôi xin về trước. Về đến nhà, tôi mở lại nhóm chat của lớp trên Zalo, kéo lên những tin nhắn đầu tiên của buổi sáng hôm đó. Suy nghĩ một lát, tôi bấm nút rời nhóm ngay trong đêm, không một dòng tạm biệt.

Quả thật, tôi không giận vì mình bị xếp vào "bàn thu nhập thấp". Tôi giận vì những người từng là bạn bè, từng chia nhau gói xôi, ổ bánh mì năm nào, giờ đây lại nhìn nhau qua con số trên bảng lương. Tôi biết tiền bạc là một phần của cuộc sống, nhưng nó không nên trở thành thước đo giá trị con người. Tình bạn nếu thật sự đáng quý thì phải vượt qua mọi khác biệt về thu nhập hay địa vị. Họp lớp thường là dịp để kết nối, không phải để những đứa trẻ năm nào ngồi so sánh, hơn thua với nhau. Bạn bè nếu sau 20 năm chỉ còn biết phân biệt nhau bằng mức thu nhập, thì có lẽ, buổi họp lớp ấy không còn mang đúng nghĩa là "họp lớp" nữa.

 (Theo Sohu)

Chia sẻ