Hội chứng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ
Sốt cao co giật (SCCG) là một hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện bằng những cơn co giật hoặc cơn co cứng – co giật khi trẻ sốt cao.
Nguyên nhân và biểu hiện
Có rất nhiều nguyên nhân gây SCCG nhưng thường gặp nhất là SCCG do nhiễm khuẩn (khoảng 90% các trường hợp là nhiễm virus đường hô hấp) và yếu tố tiền sử gia đình về SCCG (10%).
Tuy nhiên, cần phân biệt co giật do sốt cao với động kinh, vì trong động kinh các cơn co giật tái diễn nhiều lần nhưng bệnh nhi không sốt. Riêng với những trẻ đã có tiền sử bị bệnh động kinh thì các cơn động kinh có thể xuất hiện trong quá trình tiến triển của một bệnh khác có kèm theo sốt. Do đó, để phân biệt một cách chính xác hơn cần phải khám bệnh cho trẻ thật kĩ càng, đặc biệt là khám thần kinh và làm điện não đồ ngay sau cơn giật hoặc một tuần sau giật để đánh giá.
Xử trí SCCG tại gia đình
Cần bình tĩnh đặt trẻ vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, để trẻ ở tư thế đầu nghiêng về một bên phòng tắc đờm giãi, đồng thời nới rộng quần áo, tã lót cho trẻ dễ thở. Chú ý đưa các vật sắc nhọn ra xa người trẻ và nhớ kiểm tra xem trẻ còn thở không, da có tím không? Hạ sốt bằng cách chườm mát, nhiệt độ của nuớc chườm khoảng 30độC, song song với chườm mát phải dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nên dùng loại viên đạn đặt hậu môn. Theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc ở hậu môn. Một điểm đáng lưu ý nữa là không được giới hạn cử động của trẻ (không giữ, bế chặt) không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ, kể cả thuốc hạ sốt paracetamol trong khi trẻ còn co giật hoặc chưa tỉnh hẳn. Và nếu cơn co giật của trẻ kéo dài quá 5 phút hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp nhau thì phải đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện.
Điều trị dự phòng cơn giật