Hội chứng serotonin do thuốc
Các dấu hiệu hay gặp nhất là lú lẫn, mất định hướng, tình trạng hưng phấn, kích thích, chóng mặt, ảo giác, nặng hơn có thể co giật, hôn mê.
Với một lượng serotonin bình thường trong máu sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Nhưng khi chất này tăng cao sẽ xuất hiện hội chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thuốc là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng này.
Biểu hiện của hội chứng serotonin
Một nam thanh niên trẻ được đưa vào khoa cấp cứu trong tình trạng kích thích, không tiếp xúc được, mạch nhanh 146 lần/phút, huyết áp 130/70 mmHg, nhiệt độ 38oC, thở nhanh nông, đồng tử giãn. Khám lâm sàng và cận lâm sàng không cho bất cứ một gợi ý chẩn đoán nào. Khai thác kỹ tiền sử cho thấy, bệnh nhân trước đó đã dùng một loại thuốc điều trị trầm cảm…
Xử trí như thế nào?
Hiện chưa có xét nghiệm đặc hiệu xác định hội chứng serotonin. Việc chẩn đoán dựa vào các triệu chứng xuất hiện nhanh vài phút hoặc vài giờ sau khi dùng các thuốc có nguy cơ gây hội chứng serotonin như đã liệt kê ở trên. Bên cạnh đó cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng bệnh lý giống hội chứng serotonin như hội chứng kháng cholin cấp, tình trạng tăng thân nhiệt ác tính, cơn cường giáp cấp, hội chứng cai rượu…
Xử trí hội chứng serotonin phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu biểu
hiện nhẹ, chỉ cần ngừng dùng thuốc bị nghi là nguyên nhân và theo dõi tình
trạng bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ hết sau 24 giờ.
Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa sớm trước 6 giờ có thể rửa dạ dày, cho than hoạt tính để loại bỏ các thuốc gây hội chứng serotonin. Phối hợp điều trị hạ sốt bằng chườm mát, cho thuốc hạ sốt, bù đủ dịch, cho các thuốc an thần như nhóm benzodiazepin, các thuốc làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp như chẹn bêta giao cảm, nitropress, cho thở ôxy hoặc đặt ống nội khí quản, thở máy nếu suy hô hấp nặng…
Có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu là cyproheptadine để làm giảm sản xuất serotonin theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.