Hội chứng phụ nữ sợ lấy chồng
Hội chứng sợ hôn nhân dần dần đã trở thành một “căn bệnh truyền nhiễm” đang lây lan một cách chóng mặt trong giới phụ nữ.
Lo sợ trách nhiệm
M. tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế loại xuất sắc và sau đó được một công ty nước ngoài mời làm trưởng phòng marketing với mức lương “như mơ”. M. bao nhiêu năm chỉ biết đèn sách, giờ đi làm thì chỉ biết có công việc. Khác hoàn toàn với tất cả bạn bè, sau khi có công việc ổn định người ta thường nghĩ đến chuyện hôn nhân. Nhưng M. thì khác, cô ấy thật sự thấy sợ. Nỗi khiếp sợ của cô lớn đến mức trong gia đình chỉ cần có ai nhắc đến hai từ “cưới xin” thì y như rằng sẽ phải hứng chịu một trận lôi đình của cô ấy.
M. chia sẻ một cách thật tình là cô ấy chẳng sợ yêu đương gì hết. Nhưng chỉ cần yêu mà không tiến đến hôn nhân thì cô ấy mới chấp nhận yêu. Cô ấy cho rằng bản thân mình không thích hợp với cuộc sống ràng buộc của hôn nhân. Đó là còn chưa kể đến khi có con, những thứ để lo lắng sẽ tăng đều theo cấp số nhân. Dẫu biết rằng cuộc sống hiện đại, vợ chồng trở nên bình đằng hơn rất nhiều nên hoàn toàn có thể san sẻ cho nhau những công việc nhà. Nhưng cô bạn tôi lại bảo rằng những thứ đó thực tế chỉ có trên lý thuyết mà thôi. Không tin cứ cưới thử đi rồi biết. Ngoài ra, cô bạn tôi còn tin rằng kết hôn là sự đóng góp quá lớn mà chẳng được đền đáp là bao.
Nguyên nhân đầu tiên của “căn bệnh” có thể kể đến là do sợ phải gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân. Đối với những phụ nữ sống trong xã hội hiện đại, quan niệm về hôn nhân có nghĩa là bạn đã xác lặp một mối quan hệ có ràng buộc với một người khác. Tức là từ nay, bạn sẽ phải giữ vai trò là người vợ, người chịu trách nhiệm gần như là chính trong gia đình. Và điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ, hy sinh rất nhiều thứ thuộc về “chủ nghĩa cá nhân” để vun vén cho một hạnh phúc khác. Gần như đấy là điều mà phụ nữ cảm thấy phải “khiếp sợ” nếu chẳng may phải đối mặt với nó.
Hôn nhân thường “giết chết” tình yêu
Ngoài ra, nỗi lo lắng hôn nhân sẽ “giết chết” tình yêu mà cả hai đã cố gắng vun đắp, gầy dựng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ hôn nhân. Mà những nguyên nhân “giết chết” tình yêu thì nhiều vô vàn. Nào là áp lực từ cơm, áo, gạo tiền. Rồi đến áp lực trong xã hội. Sau cùng là tình yêu rồi cũng ngày càng “chết dần chết mòn”. Còn hậu quả thì dĩ nhiên là mạnh ai nấy ngoại tình. Hoặc không thì một người ngoại tình, người còn lại thì hứng chịu mọi sự đau khổ.
Một cô bạn đã kể cho tôi nghe câu chuyện: “Chị tớ có ông người yêu, cả hai đã yêu nhau được 5 năm và sau đó quyết định tiến đến hôn nhân. Mọi thứ cho lễ cưới đã được chuẩn bị đâu vào đấy. Thiệp mời cũng đã gửi đi khắp nơi. Ấy vậy mà không hiểu sao, gần sát ngày cưới, người yêu chị tớ đề nghị hủy bỏ tất cả vì chợt nhận ra giữa họ đã không còn tình yêu với nhau nữa. Nhưng bà chị tớ vẫn một mực đòi cưới, dọa chết, dọa giết đủ các kiểu. Đám cưới vẫn diễn ra nhưng dự định. Họ trở thành vợ chồng trên danh nghĩ, còn tình yêu thì đã “chết” từ lâu.”
Cũng vì thế mà cô bạn đó cũng đâm ra sợ hôn nhân. Cô ấy cho rằng có thể mình sẽ không đến nỗi bi kịch. Nhưng sau khi kết hôn, mọi cảm xúc sẽ dần trở nên nhạt nhẽo là điều khó tránh khỏi. Tình yêu “chết” cũng là điều dễ hiểu. Vậy sao cứ phải cố chấp mà kết hôn? Liệu rằng kết hôn xong, số ngày hạnh phúc sẽ là bao nhiêu ngày?
Còn một khi đã đi vào cuộc sống gia đình, thì cả hai vợ chồng đều phải tôn trọng ý kiến của nhau, đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều người chỉ muốn dừng lại trong quãng thời gian tìm hiểu, mà không muốn kết hôn. Có rất nhiều người lấy nhau không bao lâu đã li dị, cũng là vì sau khi đi vào cuộc sống gia đình, họ mới phát hiện, cuộc sống hôn nhân không phải một mình mình khống chế được.
Ám ảnh từ quá khứ
Tuổi thơ của N. (nhân viên PR có tiếng trong giới truyền thông) gắn liền với những trận đòn “sống dở chết dở”của bố. Cứ mỗi khi giữa bố và mẹ có “chiến tranh” thì bao nhiêu đồ đạc trong nhà đua nhau vỡ tan nát. Ngay cả mẹ của N. cũng phải thường xuyên chịu đòn roi từ chồng. Nhưng vì phụ nữ ngày ấy chỉ biết sống cam chịu, nên mẹ con N. sau mỗi lần như thế chỉ biết ôm nhau và khóc. Có lần, không chịu đựng nổi những cơn thịnh nộ đó, N. đã cắt tay để tự vận, nhưng may mắn là được cứu kịp thời nên N. mới giữ lại được tính mạng.
Lớn lên, N. ngày càng thấy ghê sợ cuộc sống hôn nhân. “Bệnh” của N. thậm chí còn chuyển sang sợ luôn cánh đàn ông vì những tổn thương tinh thần quá lớn. Cứ hễ thấy đàn ông là N. lại lo sợ và luôn tìm cách né tránh nói chuyện hay làm việc cùng.
Theo các chuyên gia cho biết đối với những người tuổi thơ đã phải chịu một vết thương tâm lý nặng nề, để lại dấu ấn sau đậm trong tim họ, nếu sau này khi đã trưởng thành họ không thoát khỏi được “bóng đen” của quá khứ thì phải cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia.
Xã hội càng phát triển, phụ nữ càng sợ kết hôn
Những người sợ kết hôn chủ yếu là thế hệ 8X, phần lớn đều có chung một đặc điểm là thích tất cả mọi việc đều phải do chính mình làm chủ. Không chỉ vậy, xã hội càng phát triển, vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định hơn. Vì thế, ngày càng có nhiều phụ nữ có công việc ổn định, thu nhập cao, hoàn toàn có thể tự lập về tài chính.
Còn một khi đã đi vào cuộc sống gia đình, thì cả hai đều phải đặt gia đình lên là ưu tiên hàng đầu. Tất tần tật mọi thứ trong gia đình đều phải thông qua ý kiến của nhau. Và đôi khi những áp lực từ nhiều phía cũng thường là nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong gia đình. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao mà nhiều người chỉ muốn dừng lại trong quãng thời gian tìm hiểu, mà không muốn kết hôn. Có rất nhiều người lấy nhau không bao lâu đã li dị, cũng là vì sau khi đi vào cuộc sống gia đình, họ mới phát hiện, cuộc sống hôn nhân không phải tự một mình khống chế được.
M. tốt nghiệp ĐH ngành kinh tế loại xuất sắc và sau đó được một công ty nước ngoài mời làm trưởng phòng marketing với mức lương “như mơ”. M. bao nhiêu năm chỉ biết đèn sách, giờ đi làm thì chỉ biết có công việc. Khác hoàn toàn với tất cả bạn bè, sau khi có công việc ổn định người ta thường nghĩ đến chuyện hôn nhân. Nhưng M. thì khác, cô ấy thật sự thấy sợ. Nỗi khiếp sợ của cô lớn đến mức trong gia đình chỉ cần có ai nhắc đến hai từ “cưới xin” thì y như rằng sẽ phải hứng chịu một trận lôi đình của cô ấy.
M. chia sẻ một cách thật tình là cô ấy chẳng sợ yêu đương gì hết. Nhưng chỉ cần yêu mà không tiến đến hôn nhân thì cô ấy mới chấp nhận yêu. Cô ấy cho rằng bản thân mình không thích hợp với cuộc sống ràng buộc của hôn nhân. Đó là còn chưa kể đến khi có con, những thứ để lo lắng sẽ tăng đều theo cấp số nhân. Dẫu biết rằng cuộc sống hiện đại, vợ chồng trở nên bình đằng hơn rất nhiều nên hoàn toàn có thể san sẻ cho nhau những công việc nhà. Nhưng cô bạn tôi lại bảo rằng những thứ đó thực tế chỉ có trên lý thuyết mà thôi. Không tin cứ cưới thử đi rồi biết. Ngoài ra, cô bạn tôi còn tin rằng kết hôn là sự đóng góp quá lớn mà chẳng được đền đáp là bao.
Nguyên nhân đầu tiên của “căn bệnh” có thể kể đến là do sợ phải gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân. Đối với những phụ nữ sống trong xã hội hiện đại, quan niệm về hôn nhân có nghĩa là bạn đã xác lặp một mối quan hệ có ràng buộc với một người khác. Tức là từ nay, bạn sẽ phải giữ vai trò là người vợ, người chịu trách nhiệm gần như là chính trong gia đình. Và điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ, hy sinh rất nhiều thứ thuộc về “chủ nghĩa cá nhân” để vun vén cho một hạnh phúc khác. Gần như đấy là điều mà phụ nữ cảm thấy phải “khiếp sợ” nếu chẳng may phải đối mặt với nó.
Hôn nhân thường “giết chết” tình yêu
Ngoài ra, nỗi lo lắng hôn nhân sẽ “giết chết” tình yêu mà cả hai đã cố gắng vun đắp, gầy dựng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ hôn nhân. Mà những nguyên nhân “giết chết” tình yêu thì nhiều vô vàn. Nào là áp lực từ cơm, áo, gạo tiền. Rồi đến áp lực trong xã hội. Sau cùng là tình yêu rồi cũng ngày càng “chết dần chết mòn”. Còn hậu quả thì dĩ nhiên là mạnh ai nấy ngoại tình. Hoặc không thì một người ngoại tình, người còn lại thì hứng chịu mọi sự đau khổ.
Một cô bạn đã kể cho tôi nghe câu chuyện: “Chị tớ có ông người yêu, cả hai đã yêu nhau được 5 năm và sau đó quyết định tiến đến hôn nhân. Mọi thứ cho lễ cưới đã được chuẩn bị đâu vào đấy. Thiệp mời cũng đã gửi đi khắp nơi. Ấy vậy mà không hiểu sao, gần sát ngày cưới, người yêu chị tớ đề nghị hủy bỏ tất cả vì chợt nhận ra giữa họ đã không còn tình yêu với nhau nữa. Nhưng bà chị tớ vẫn một mực đòi cưới, dọa chết, dọa giết đủ các kiểu. Đám cưới vẫn diễn ra nhưng dự định. Họ trở thành vợ chồng trên danh nghĩ, còn tình yêu thì đã “chết” từ lâu.”
Cũng vì thế mà cô bạn đó cũng đâm ra sợ hôn nhân. Cô ấy cho rằng có thể mình sẽ không đến nỗi bi kịch. Nhưng sau khi kết hôn, mọi cảm xúc sẽ dần trở nên nhạt nhẽo là điều khó tránh khỏi. Tình yêu “chết” cũng là điều dễ hiểu. Vậy sao cứ phải cố chấp mà kết hôn? Liệu rằng kết hôn xong, số ngày hạnh phúc sẽ là bao nhiêu ngày?
Còn một khi đã đi vào cuộc sống gia đình, thì cả hai vợ chồng đều phải tôn trọng ý kiến của nhau, đây cũng chính là nguyên nhân mà nhiều người chỉ muốn dừng lại trong quãng thời gian tìm hiểu, mà không muốn kết hôn. Có rất nhiều người lấy nhau không bao lâu đã li dị, cũng là vì sau khi đi vào cuộc sống gia đình, họ mới phát hiện, cuộc sống hôn nhân không phải một mình mình khống chế được.
Nguyên nhân đầu tiên của “căn bệnh” có thể kể đến là do sợ phải gánh vác trách nhiệm trong cuộc sống hôn nhân
Ám ảnh từ quá khứ
Tuổi thơ của N. (nhân viên PR có tiếng trong giới truyền thông) gắn liền với những trận đòn “sống dở chết dở”của bố. Cứ mỗi khi giữa bố và mẹ có “chiến tranh” thì bao nhiêu đồ đạc trong nhà đua nhau vỡ tan nát. Ngay cả mẹ của N. cũng phải thường xuyên chịu đòn roi từ chồng. Nhưng vì phụ nữ ngày ấy chỉ biết sống cam chịu, nên mẹ con N. sau mỗi lần như thế chỉ biết ôm nhau và khóc. Có lần, không chịu đựng nổi những cơn thịnh nộ đó, N. đã cắt tay để tự vận, nhưng may mắn là được cứu kịp thời nên N. mới giữ lại được tính mạng.
Lớn lên, N. ngày càng thấy ghê sợ cuộc sống hôn nhân. “Bệnh” của N. thậm chí còn chuyển sang sợ luôn cánh đàn ông vì những tổn thương tinh thần quá lớn. Cứ hễ thấy đàn ông là N. lại lo sợ và luôn tìm cách né tránh nói chuyện hay làm việc cùng.
Theo các chuyên gia cho biết đối với những người tuổi thơ đã phải chịu một vết thương tâm lý nặng nề, để lại dấu ấn sau đậm trong tim họ, nếu sau này khi đã trưởng thành họ không thoát khỏi được “bóng đen” của quá khứ thì phải cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia.
Xã hội càng phát triển, phụ nữ càng sợ kết hôn
Những người sợ kết hôn chủ yếu là thế hệ 8X, phần lớn đều có chung một đặc điểm là thích tất cả mọi việc đều phải do chính mình làm chủ. Không chỉ vậy, xã hội càng phát triển, vai trò của người phụ nữ càng được khẳng định hơn. Vì thế, ngày càng có nhiều phụ nữ có công việc ổn định, thu nhập cao, hoàn toàn có thể tự lập về tài chính.
Còn một khi đã đi vào cuộc sống gia đình, thì cả hai đều phải đặt gia đình lên là ưu tiên hàng đầu. Tất tần tật mọi thứ trong gia đình đều phải thông qua ý kiến của nhau. Và đôi khi những áp lực từ nhiều phía cũng thường là nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong gia đình. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao mà nhiều người chỉ muốn dừng lại trong quãng thời gian tìm hiểu, mà không muốn kết hôn. Có rất nhiều người lấy nhau không bao lâu đã li dị, cũng là vì sau khi đi vào cuộc sống gia đình, họ mới phát hiện, cuộc sống hôn nhân không phải tự một mình khống chế được.