Hội chẩn đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân COVID-19 là phi công người Anh

Thái Hà,
Chia sẻ

Bệnh nhân số 91 là nam phi công mắc COVID-19 đã qua 33 ngày phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, hai lá phổi đông đặc. Dự kiến ngày mai (10/5) sẽ được hội chẩn đánh giá khả năng ghép phổi.

Báo cáo gần đây cho thấy hai phổi của nam phi công đã đông đặc, các chuyên gia đang xem xét ghép phổi cho bệnh nhân này.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, đang tiếp tục dẫn lưu, lọc máu, tiếp tục thở máy, ECMO, tiên lượng còn nặng.

Trước đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đề nghị Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Sở Y tế TP HCM và Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tiến hành chuẩn bị phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91.

Dự kiến ngày mai (10/5) sẽ diễn ra cuộc hội chẩn liên viện đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân 91. Đây được xem là cơ hội sống cuối cùng cho bệnh nhân.

Hội chẩn đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân COVID-19 là phi công người Anh - Ảnh 1.

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID -19 diễn biến nặng, nguy kịch cho biết, muốn ghép được phổi cho bệnh nhân 91 phải đợi tình trạng phổi của bệnh nhân không còn bị nhiễm trùng. Ngoài ra, còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác như nguồn cho phổi, độ tương thích của người cho phổi và người nhận phổi...

Tại Việt Nam đã có ba bệnh viện là Bệnh viện 103 ghép phổi từ người cho còn sống, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức ghép phổi từ người hiến đã chết não.

Trước đó, bệnh nhân đã có năm ngày có kết quả âm tính và ngày 7/5 lại có kết quả dương tính. Trong khoảng thời gian trước đó, bệnh nhân cũng có kết quả âm tính, sau đó dương tính trở lại.

Kể từ ngày nhập viện, bệnh nhân suy hô hấp tăng dần. Bác sĩ phải hỗ trợ từ biện pháp hô hấp bằng cách thở oxy qua mũi, sau đó chuyển sang thở oxy qua mặt nạ, thở máy xâm lấn và tới ngày 6/4 phải can thiệp ECMO (thiết bị tim phổi nhân tạo) đến ngày thứ tư.

Hệ miễn dịch của bệnh nhân 91 đã phản ứng quá mức khi bị SARS-CoV-2 tấn công, khiến cơ thể tiết ra nhiều chất cytokine chống lại chính cơ thể, gây ảnh hưởng phủ tạng. Hiện tượng này y học gọi là Hội chứng giải phóng cytokine, hay cơn bão cytokine nhưng không thể lý giải được nguyên nhân.

Để điều trị, các bác sĩ chọn duy trì can thiệp ECMO để giúp hoạt động chức năng của phổi phải đã bị tổn thương, chờ phản ứng viêm qua đi.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, lý do phi công còn ở nhóm tuổi, nguy cơ không phải cao nhất nhưng lại là một trong những ca bệnh nặng là do phi công này có tình trạng béo phì, thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao nếu mắc thêm COVID-19.

Chia sẻ