Học sinh ở Phần Lan được xếp hạng giỏi nhất thế giới: Nhìn 4 điểm nhỏ mới thấy cách giáo dục của họ thật tuyệt vời!
Cha mẹ Phần Lan luôn ý thức được việc mỗi đứa trẻ đều có nhận thức, khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì vậy họ không chuẩn bị quá nhiều cho con trước khi đi học chính thức.
Từ nhiều năm nay, giáo dục Phần Lan luôn được đánh giá rất cao về chất lượng. Quốc gia này thậm chí còn xếp trên cả Mỹ trong nhiều bảng xếp hạng. Năm 2006, học sinh Phần Lan đạt kết quả trung bình chung cao nhất về khoa học và đọc trong toàn bộ các nước phát triển.
Trong kỳ thi của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho những học sinh 15 tuổi, gọi tắt là PISA, Phần Lan cũng xếp thứ nhì về toán, chỉ đứng sau Hàn Quốc, nơi học sinh phải học trong thời gian dài và chế độ học rất nghiêm khắc. Trong kỳ thi PISA năm 2005, Phần Lan xếp hạng nhất.
Từ năm 2006 trở đi, thứ tự xếp hạng của Phần Lan tuy có thay đổi nhưng nước này vẫn đứng tốp đầu trong các nước phát triển. Cùng với đó, nước này vẫn là điểm đến du học mơ ước của du học sinh trên toàn thế giới. Sự vượt trội về giáo dục của Phần Lan đã khiến các quốc gia khác phải đặt câu hỏi: "Rốt cục đất nước này có bí quyết nào?".
Thực chất, bí quyết của đất nước này rất đơn giản: Chính là "chơi mà học, học mà chơi", tạo cho trẻ một không gian thoải mái nhất để học tập.
Trẻ em Phần Lan 7 tuổi mới đi học lớp 1, không bị áp lực học tập
Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, trẻ phải chịu áp lực học tập rất sớm. Nhiều trẻ mới chập chững vào mẫu giáo đã phải học Toán, học viết chữ, học Ngoại ngữ,... Ở Phần Lan, trẻ nhỏ không phải lo nghĩ đến chuyện này. Thậm chí các em còn nhập học lớp 1 muộn hơn trẻ ở nước khác một năm. Các môn học cho trẻ dưới 7 tuổi cũng chủ yếu liên quan đến thiên nhiên, động vật và sự sống. Mục đích để trẻ vừa học vừa chơi, không bị áp lực quá sớm.
Tại Phần Lan, học sinh chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc, đó là Bài Thi Đại Học Quốc Gia (National Matriculation Examination) sau khi kết thúc lớp 12. Tuy nhiên, bài thi này chỉ dành cho các em chọn học cấp 3 từ lớp 10-12. Đối với các em chọn học nghề sau lớp 9 thì không cần dự thi.
Nhưng bài thi trên chỉ dành cho bạn nào chọn học cấp 3 từ lớp 10 đến lớp 12. Đối với những bạn chọn học nghề sau khi kết thúc lớp 9 thì không cần phải dự thi bài này. Số lượng học sinh chọn học nghề tại Phần Lan chiếm khoảng 50%.
Thời gian chơi đùa được lồng ghép những bài học giáo dục
Cha mẹ hãy xem vui chơi là cơ hội để trẻ học hỏi. Họ tin rằng so với việc học vẹt, trí não trẻ được kích thích tốt hơn khi chúng học được từ việc làm một việc mà chúng thích thú.
Cha mẹ Phần Lan xem khoảng thời gian vui chơi là cơ hội để con trẻ học hỏi. So với việc học vẹt trong sách giáo khoa, người Phần Lan tin rằng não bộ sẽ được kích thích tốt hơn khi trẻ học hỏi được từ những hoạt động cá nhân yêu thích. Việc tự chơi đùa hoặc cùng bạn bè giúp trẻ chuẩn bị tốt cho thời gian đi học chính thức. Bởi nó giúp xây dựng các kỹ năng xã hội và lòng tự trọng cá nhân.
Cha mẹ Phần Lan sẽ không xen vào các trò chơi của con. Thay vào đó họ trở thành người đồng hành, cùng khám phá và hiểu thêm về sở thích của con.
Mỗi đứa trẻ sẽ học tập theo tốc độ của riêng mình
Cha mẹ Phần Lan luôn ý thức được việc mỗi đứa trẻ đều có nhận thức, khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì vậy họ không chuẩn bị quá nhiều cho con trước khi đi học chính thức. Thay vì kiến thức sách giáo khoa, trẻ Phần Lan được dạy các kỹ năng độc lập, tự chủ. Chẳng hạn như cách tự đi học một mình, cách làm một chiếc bánh sandwich,...
Được biết, Phần Lan không có trường đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật. Quốc gia này quan tâm và trận trọng sự khác biệt, nhu cầu riêng của mỗi đứa trẻ. Vậy nên, mọi đứa trẻ cả đặc biệt, cả bình thường đều học chung một lớp. Chính nhà trường sẽ tự điều chỉnh hệ thống giảng dạy, và tuyển thêm giáo viên có chuyên môn để phù hợp với các em.
Trẻ được học tính độc lập từ nhỏ
Trẻ em Phần Lan được dạy cách từ lập từ nhỏ, thông qua những hoạt động đơn giản. Theo đó, trẻ có khu vui chơi riêng, hoặc chòi gọi là "Leikkimökki" (Tạm dịch: Nhà chơi nhỏ dành cho trẻ em). Tại đây, trẻ có trách nhiệm dọn dẹp và giữ trật tự trong "cứ địa" riêng của mình.
Tính tự lập này được khuyến khích cả trong việc học. Chẳng cần bố mẹ giám sát, trẻ vẫn có thể tự ăn trưa và làm bài tập về nhà đầy đủ sau khi tan học.