Hoàng đế sẽ xử trí phi tần "cắm sừng" mình ra sao? Đày vào lãnh cung là còn nhẹ

Trung Hạ,
Chia sẻ

Hoàng đế có thể sở hữu "hậu cung ba nghìn giai lệ", nhưng phi tần cả đời phải một lòng chung thủy với ngài. Đó chính là luật lệ trong cung cấm thời phong kiến.

Ở các triều đại phong kiến xưa, việc đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện vô cùng phổ biến. Là Hoàng đế của một nước, vị Thiên tử sở hữu "tam cung lục viện", đặc biệt là dàn "hậu cung ba nghìn giai lệ". Đương nhiên cách nói này chỉ mang tính ước lệ, cũng có một vài Hoàng đế chung tình chỉ yêu vài người, hoặc thậm chí một người duy nhất. Đơn cử chính là Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường một lòng chung thủy với Hoàng hậu Trương thị. Tuy nhiên trường hợp này chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất nhiều Hoàng đế sở hữu hậu cung còn vượt xa "ba nghìn giai lệ".

Luật lệ thời bấy giờ vô cùng hà khắc, Hoàng đế có thể nhiều thê thiếp, nhưng phi tần thì không thể. Phụ nữ đã bước vào cung cấm thì xem như đã trở thành người của Hoàng đế, thậm chí khi ngài chết đi, họ cũng sẽ bị tuẫn táng theo, một lòng ở bên ngài đi đến thế giới bên kia.

Bị phi tần "cắm sừng", Hoàng đế sẽ xử trí nàng ra sao? Đày vào lãnh cung là còn nhẹ - Ảnh 1.

Tuy nhiên, cũng chính vì hậu cung quá đông mà Hoàng đế chỉ có một, nên rất nhiều phi tần cả đời cũng chưa thể nhìn thấy mặt Thiên tử, chứ đừng nói việc "cùng chung giường chiếu" với ngài. Do đó, cô đơn là chuyện không thể tránh khỏi. Lúc này phi tần rất dễ phát sinh các hành vi dại dột, trong đó có việc "cắm sừng" Hoàng đế.

Vậy nếu phi tần không chung tình, Hoàng đế sẽ xử trí nàng ra sao?

Đương nhiên, có một số Hoàng đế nóng giận, khi biết được tin phi tần của mình dan díu với người đàn ông khác, lập tức hạ lệnh xử trảm không thương tiếc. 

Nhiều Hoàng đế lại bình tĩnh hơn, âm thầm xử lý phi tần bằng nhiều cách khác nhau, nặng thì xử tử, ban thuốc độc, nhẹ thì đuổi ra khỏi cung... tất cả được thực hiện trong lặng lẽ. Bởi vì Hoàng đế là vua một nước, là Chân mệnh thiên tử, nếu công bố thiên hạ rằng bản thân đã bị phi tần "cắm sừng" thì chắc chắn mất hết thể diện, trở thành trò cười cho mọi người.

Bị phi tần "cắm sừng", Hoàng đế sẽ xử trí nàng ra sao? Đày vào lãnh cung là còn nhẹ - Ảnh 2.

Không ít Hoàng đế lại chọn cách giải quyết đày phi tần không chung thủy vào lãnh cung, để họ tự sinh tự diệt, cả đời sống trong cô độc đến khi nhắm mắt xuôi tay. Đối với một phi tần, việc bị đày vào lãnh cung thật sự rất đau khổ, về sau phải sống trong quạnh hiu, bị người trong cung xa lánh, thậm chí ghét bỏ làm điều xấu. Do đó, rất nhiều phi tần khi bị Hoàng đế ra quyết định đày vào lãnh cung, họ luôn cầu xin ngài ban cho mình tội chết để giải thoát nhẹ nhàng nhất.

Còn một cách tàn ác hơn cả là, khi biết tin phi tần phạm tội tày trời ấy, Hoàng đế không công bố thiên hạ, cũng không nói cho các quan viên đại thần, mà ra lệnh cho Kính sự phòng hoặc bộ phận đặc biệt xuất cung thông báo cho gia đình chuyện mà con gái nhà họ đã làm, sau đó ban tội chết cho cả dòng tộc. Còn phi tần thì bị nhốt trong lãnh cung, để nàng phải chịu sự dằn vặt vì đã làm liên lụy cả gia đình.

Bị phi tần "cắm sừng", Hoàng đế sẽ xử trí nàng ra sao? Đày vào lãnh cung là còn nhẹ - Ảnh 3.

Thật ra, triều đình phong kiến cũng đã có một số biện pháp ngăn chặn hiện tượng phi tần không biết thân biết phận. Một trong số đó là chế độ thái giám.

Ai cũng biết trước khi trở thành thái giám, nam giới sẽ tiếp nhận một khâu gọi là "tịnh thân", tức cắt bỏ bộ phận sinh dục. Bằng cách này, khi phục vụ trong cung, thái giám sẽ khó có khả năng phát sinh quan hệ không đúng với phi tần - những người phụ nữ vốn chỉ thuộc về Hoàng đế.

Song nói cho cùng, trường hợp ngoại tình của phi tần cũng hiếm hoi. Bởi lẽ luật lệ thời bấy giờ rất hà khắc, mạng sống của người phụ nữ nhỏ bé vô cùng, một khi làm Hoàng đế phật lòng cũng có thể mất mạng như chơi.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ