Hóa ra đây mới là "vua miễn dịch", một miếng có tới 17 loại axit amin: Bổ can thận tinh, tăng cường miễn dịch, người huyết áp cao cũng ăn được
Nếu muốn có sức khỏe tốt, hãy ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này để cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Loài cá nước mặn có hàm lượng acid amin cao
Theo kết quả nghiên cứu 17 loại acid amin trong 5 loại nước mặn và 5 loại cá nước ngọt thông dụng trên thị trường của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, hàm lượng acid amin trong cá nước mặn cao hơn trong cá nước ngọt. Trong đó, cá nục cho hàm lượng acid amin cao nhất 20,74g/100g.
Cá nục là một loại thực phẩm quen thuộc ở chợ Việt, có kích thước không lớn lắm, thường chỉ đạt tối đa khoảng 40cm chiều dài, có hình dáng một chút tròn trịa và được trang bị bốn vây đều đặn, gồm 2 vây ở phía trên và 2 vây ở phía dưới. Mùa sinh sản của loài cá này thường diễn ra vào tháng 2 và tháng 5, nhưng tại Việt Nam, thời kỳ này thường xảy ra vào tháng 7, khi gió nóng thổi qua.
Hiện nay, đã được xác định có tới 12 loại cá nục khác nhau trên toàn thế giới. Trong số này, ở Việt Nam, có khoảng 3 loại cá nục được phát hiện và phổ biến nhất là cá nục bông, cá nục sò và cá nục chuối.
Cá nục không chỉ là nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon mà còn được biết đến với lượng dinh dưỡng phong phú. Chúng có thể được chế biến thành các món như cá nục sốt, cá nục kho, cá nục chiên nước mắm, cá nục hấp, cá nục tươi sốt cà chua, hay thậm chí là cá nục cuốn bánh tráng.
Những lợi ích sức khỏe đáng kể
Theo thống kê, 100g cá nục cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với hàm lượng dồi dào như Protein: 44.1g; Canxi: 458 mg; Sắt: 3.9 mg; Vitamin A: 823 IU; Vitamin C: 1.7 mg; Vitamin D: 479 IU; Magiê: 70.3 mg; Phốt pho: 572 mg; Omega 3: 2.616 mg; Omega 6: 188 mg; Chất béo tổng hợp: 14g; Chất béo bão hòa: 3.5g; Chất béo không bão hòa: 4.2g; Chất béo không bão hòa đa: 3.1g; Florua: 71.6 mcg; Folate: 9.5 mcg; Kali: 369 mg; Kẽm: 1.9 mg; Đồng: 0.3 mg; Calo: 266 kcal…
Vì thế, loại cá này đem tới nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt còn an toàn với cả phụ nữ đang mang thai.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng kẽm và vitamin C trong cá nục giúp tăng cường hệ miễn dịch của con người, bảo vệ cơ thể khỏi các tác động của virus và vi khuẩn.
Giảm nguy cơ béo phì
So với các loại thịt đỏ và gia cầm, cá nục có hàm lượng chất béo và cholesterol thấp hơn. Điều này làm cho việc tiêu thụ cá nục thường xuyên trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những người muốn duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc các bệnh về béo phì, tiểu đường, huyết áp cao...
Sức khỏe tim mạch được cải thiện
Hàm lượng omega 3 và kali trong cá nục giúp cải thiện sức khỏe tim mạch một cách đáng kể. Điều này giúp cho sức khỏe trái tim của mỗi người mạnh mẽ hơn, duy trì nhịp tim ổn định và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Giảm lượng cholesterol
Việc tiêu thụ cá nục cung cấp omega 3 và omega 6 giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Những người thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp. Phụ nữ mang thai cũng giảm nguy cơ bị tiền sản giật.
Cải thiện sức khỏe xương và răng
Cá nục là nguồn cung cấp vitamin D và canxi đáng kể, giúp thúc đẩy quá trình phát triển xương và răng của thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Đây cũng được xem là thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương cho phụ nữ mang thai một cách hiệu quả.
Giảm thiểu chứng trầm cảm thai kỳ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai thường xuyên tiêu thụ cá nục có tỷ lệ mắc chứng trầm cảm thấp hơn. Việc này không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp cân bằng tinh thần và cảm xúc cho phụ nữ mang thai. Đề xuất duy trì việc tiêu thụ khoảng 1-2 bữa cá nục mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé.
Tăng cường phát triển não bộ của thai nhi
Quá trình hình thành não bộ và cơ quan nội tạng của thai nhi đòi hỏi sự cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như omega 3 và folate, hai chất này phong phú trong cá nục. Vì vậy, việc tiêu thụ cá nục thường được nhiều bà mẹ trong thời kỳ mang thai ưa chuộng để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
(Tổng hợp)