Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ Trung Quốc

PHAN,
Chia sẻ

"Thược dược đỏ rực bên cầu, không biết ai đã trồng năm nào?".

Cuối xuân, hè sang. Trăm hoa nở hồi đầu xuân rơi rụng tan dần trong đất. Hoa mẫu đơn tháng Tư cũng héo rũ trong mưa gió. Lúc này chỉ có thược dược mới bắt đầu nở rộ. Mùa hoa tháng Năm ở miền non nước Giang Nam trữ tình hoàn toàn thuộc về thược dược.

Hơn một ngàn năm trước, Hàn Dũ, quan đời vua Đường Hiến Tông (806 - 820), đã miêu tả hoa thược dược như sau:

"Hương thơm ngào ngạt chưa từng có, sắc đỏ rực rỡ lồng trong lá xanh. Tự thấy sợ hãi với đơn độc, kinh qua mấy lần tại Tiên cung" (tạm dịch).

Tác phẩm "Dương Châu man" của Khương Bạch Thạch thời nhà Tống miêu tả khung cảnh hoang tàn sau khi quân Kim đánh chiếm Dương Châu. Màu sắc tươi sáng duy nhất trong cảnh sắc u tối đó chính là hoa thược dược. 

Thế nhưng hình ảnh này khiến người ta thở dài và nghi ngờ: "Gió xuân thổi mười dặm, đồng lúa xanh một màu. Băng qua con sông hoang tàn, cây cầu gỗ gãy nát tan, mệt bàn về chuyện binh. Trời sắp chạng vạng, gió lạnh thổi đìu hiu, thành trì vắng vẻ. Hai mươi bốn cây cầu vẫn còn đó, lòng xốn xang, bóng trăng vắng lặng. Thược dược đỏ rực bên cầu, không biết ai đã trồng năm nào?" (tạm dịch).

Trong thư họa, mặc dù các bức tranh thời Tống không miêu tả thược dược nhiều như mẫu đơn, nhưng vẫn có vô số tác phẩm tuyệt vời. 

Ví dụ như trong tác phẩm "Họa ngũ thụy đồ" của Tô Hán Thần thời Tống, thược dược hiện lên với đầy đủ dáng vẻ như búp non, hoa nở rộ với đủ màu sắc tinh tế. Hay tác phẩm "Thược dược" của Hoàng Thận thời nhà Thanh sử dụng kỹ thuật bút vẽ chữ Thảo để đặc tả vẻ đẹp của loài hoa này. Qua đó cho thấy, thược dược trong hội họa xưa không hề có sự hạn chế. Do đó mới xuất hiện những tác phẩm để đời khiến hậu thế không khỏi thán phục.

Cùng chiêm ngưỡng loài hoa thược dược qua những bức tranh được trưng bày trong Bảo tàng Cố cung Đài Bắc (Trung Quốc). Nơi đây trưng bày hơn 697.000 mảnh ghép lịch sử Trung Quốc, là một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới về các hiện vật hoàng gia và tác phẩm nghệ thuật. Bộ sưu tập bao gồm hơn 10.000 năm lịch sử Trung Hoa từ thời đồ đá mới đến cuối triều đại nhà Thanh.

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 2.

Thược dược tháng Năm.

 1. "Hoa ngũ thụy đồ" của họa gia Tô Hàn Thần thời Tống

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 3.

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 4.

Bức tranh đặc tả hoa thược dược trong sân vườn có tre trúc làm nền. 5 đứa trẻ cùng nô đùa, đứa đeo mặt nạ, đứa thì vẽ mặt, tai đeo khuyên rộng, tay đeo vòng hạt, cầm những món đồ chơi truyền thống thời xưa. 

"Na" là tập tục trừ tà thời cổ đại, nhưng sau đó đã trở thành hoạt động vui chơi trong dân gian. 

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 5.

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 6.

Tô Hán Thần (1094 - 1172), người Khai Phong (Hà Nam, Trung Quốc). Ông từng nhậm chức trong Họa viện Tuyên Hòa (họa viện cung đình phát triển bậc nhất nhà Tống). Ông rất giỏi vẽ con người hòa mình vào cảnh vật thiên nhiên, đặc biệt là trẻ em. 

2. "Bách hoa đồ" của Tôn Khắc Hoằng thời nhà Minh

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 7.

Từ tác phẩm của Tôn Khắc Hoằng, những loài hoa hiện lên thật tinh tế và có hồn, được kết hợp thủ pháp bút thô và nét nhỏ. Bộ tranh vẽ rất nhiều loài hoa nở rộ bốn mùa như tử đinh hương, hoa mai, sơn trà, thược dược, hoa lan, mộc lan, hồng Trung Hoa, hoa cúc, quế hoa... 

Họa gia đã phá vỡ giới hạn về không gian và thời gian, đặt những loài hoa không nở cùng một mùa chung một bức tranh. Nét vẽ tinh tế, phối hợp với dòng thơ đặc tả bên cạnh. Phong cách vẽ tranh này chính là điểm đặc trưng của dòng họ Tôn thời Minh. 

3. "Thược dược hoa thảo" của Lâm Đạt thời nhà Minh 

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 8.

Lâm Đạt, không rõ năm sinh năm mất, tự Chí Đạo, hiệu Quỷ Ngô, người ở Phủ Điền Phúc Kiến. Năm Chính Đức thứ 9 (1514), ông đỗ tiến sĩ, nhậm chức Thị lang khảo công sứ bộ ở Nam Kinh.

Bảo tàng Cố cung Đài Bắc lưu giữ bộ tranh "Hoa hủy linh mao" (tạm dịch: Hoa và lông vũ) của ông, gồm 8 bức: "Đào hoa thọ đới", "Nguyệt quý ma tước", "Tiện thu la kê", "Nguyệt thu trúc nga", "Tân di thạch trúc", "Ngọc trâm thạch trúc", "Trúc diệp linh mao", "Thược dược hoa thảo".

4. "Thược dược" của Trâu Nhất Quế thời nhà Thanh 

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 9.

Trâu Nhất Quế (1688 - 1772), quan viên và họa gia nhà Thanh. Phong cách vẽ hoa của ông mang hơi hướng khá hiện thực, đặc tả rõ nét từng cánh hoa và đường gân của lá.

Quan điểm của ông trong hội họa chính là: Muốn có tác phẩm đạt chuẩn, họa gia đầu tiên phải có sự hiểu biết với đối tượng mình muồn vẽ. Thế là ông đã tự trồng hàng trăm loài hoa, tỉ mĩ quan sát để đi từng nét bút vẽ một cách chân thực nhất. 

5. "Thược dược" của Hoàng Thận thời nhà Thanh

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 10.

Hoàng Thận (1687 - 1772), người ở Ninh Hóa Phúc Kiến. Ông xuất thân nghèo khó, nhưng luôn theo đuổi niềm đam mê vẽ tranh. Ông giỏi vẽ người, non nước, hoa lá và chim muông. Nhân vật trong tranh của ông vô cùng phong phú, từ danh nhân lịch sử cho đến thần tiên. Đồng thời, ông cũng giỏi lấy chất liệu trong cuộc sống dân gian để đi vào hiện thực như các hình tượng: Phu khuân vác, ăn mày, người lang thang, ngư dân... Điều này vô cùng hiếm có trong các danh họa thời cổ đại.

6. "Thược dược" của Ngô Xương Thạc thời nhà Thanh 

Hoa nở trong Cố cung - Thược dược: Loài hoa tháng Năm hiện lên đầy tinh tế trong tranh cổ - Ảnh 11.

Thược dược trong tranh hiện lên với hoa đỏ lá đen. Gân lá được đặc tả như nét chữ Triện, nét thanh nét đậm. Tranh của Ngô Xương Thạc là sự kết hợp tài tình giữa hội họa và thư pháp.

(Nguồn: Thepaper)

Chia sẻ