Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã

Quang Vũ,
Chia sẻ

Nói nghệ thuật kịch dân gian là lựa chọn "cần" cho những ai muốn thư giãn và tận hưởng cuộc sống một cách nhẹ nhàng - vì nó nhẹ nhàng thật! Nhưng thấm thía, đọng lại trong tâm hồn nhiều hơn những món giải trí ăn liền, giật gân rồi lại quên ngay của thời hiện đại.

Vài năm về trước thôi, văn hóa xem kịch thực sự chưa phải món ăn tinh thần đại chúng như các rạp phim, hay sân khấu âm nhạc. Đám trẻ ở nhà hễ nghe chiếu bóng là mắt sáng lên, hoặc giả có một đêm nhạc nào đó, chúng sẽ phải ráng kiếm điểm cao mà được một suất đi cùng bố mẹ.

Động lực tuyệt đối cho những điểm 9, 10 hay bằng khen học sinh giỏi thuở ấy, không phải robot hay smartphone xem được Youtube - mà là vé đi xem chiếu bóng, đi nghe các cô chú diễn kịch dưới Hà Nội.

"Bà nhìn thấy cây tre trăm đốt bao giờ chưa? Nó có vào rừng tìm đến mất xác cũng không ra đâu…"

Câu thoại trong vở kịch Cây Tre Trăm Đốt này làm tôi nhớ mãi, nhớ cả cảm giác căm giận và bất bình cho chàng nông dân hiền lành bị lão phú hộ "quỵt" vợ, không gả con gái cho dù anh trầy trật làm công như trâu ngựa suốt 3 năm.

Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã - Ảnh 1.

Vở kịch không chỉ là câu chuyện trên sân khấu, mà phản ánh rất thực cuộc sống quanh ta

Mọi thứ như vỡ òa khi anh nông dân không chỉ đem về cây tre trăm đốt, mà có cả lời thần chú để trừng trị thói gian tham của lão phú hộ - Chưa bao giờ hồn cốt của dân tộc lại gần gũi và nhẹ nhàng đến vậy, khiến con trẻ cũng thấm thía và ao ước được xem mãi, xem mãi không thôi.

Lớn hơn một chút, không phải ông bà ngoại mà chính các cô, các cậu đã đưa tôi đến với văn học hiện đại: Thực tế và trầm lắng, muôn mặt cuộc đời dần hiện lên và trắng đen cũng không còn dễ phân biệt nữa. Ta phải nhìn vào, phải ngẫm mới thấy đời chẳng dễ dàng gì, có cơm ăn áo mặc, có sân khấu kịch để xem là đã quá may mắn rồi.

Cùng là kịch, nếu Cây Tre Trăm Đốt kể câu chuyện về sự công bình, về cái tốt chiến thắng cái xấu - thì Làng Vũ Đại, hay phân đoạn Chí Phèo - Thị Nở lại cho dạy cậu thiếu niên tôi thế nào là cười ra nước mắt, rằng bão tố cuộc đời có thể khiến ta biến chất, trở thành kẻ mà mình luôn ghét bỏ.

Trong cảnh bần, bị cướp hết ruộng đất - cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một mảnh ghép của nông thôn miền Bắc những năm 40 của thế kỷ trước.

Nam diễn viên hóa thân vào Chí Phèo sao mà tài quá, những vết cứa chằng chịt sẹo trên mặt gã khiến người xem đau đớn thay phận rạch mặt ăn vạ. Đời Chí Phèo thiệt thòi nhiều, thế nào lại được bù đắp niềm an ủi "lỡ thì, xấu xí ma chê quỷ hờn lại hơi ngớ ngẩn" mang tên Thị Nở.

Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã - Ảnh 2.

Chí Phèo phản ánh hiện thực của nông thôn miền Bắc những năm 40 của thế kỷ trước.

Chen chúc giữa những băng ghế dài, thằng tôi thầm mừng tủi cho số kiếp và nhân duyên Phèo - Nở. Những dung dị và ngang trái của xã hội cũ cứ thế toát lên, hóa ra những trăn trở đầu đời lại đến từ sân khấu kịch.

Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã - Ảnh 3.

Nghệ thuật kịch dân gian là lựa chọn "cần" cho những ai muốn thư giãn và tận hưởng cuộc sống một cách nhẹ nhàng

Sở dĩ, nói nghệ thuật kịch dân gian là lựa chọn "cần" cho những ai muốn thư giãn và tận hưởng cuộc sống một cách nhẹ nhàng - vì nó nhẹ nhàng thật! Nhưng thấm thía, đọng lại trong tâm hồn nhiều hơn vô số những món giải trí ăn liền, giật gân rồi lại quên ngay của thời hiện đại.

Là một môn nghệ thuật công phu, kịch không hề đơn giản mà là tổng hòa của nghệ thuật diễn xuất và sân khấu, âm thanh cho tới ánh sáng đều phải nhuần nhuyễn ăn khớp. Thế mới bảo, cái thú này rất chân thật, rất con người - gần như chẳng có máy móc hay công nghệ nào thay thế được.

Đi xem kịch, là được thả hồn vào những hoài niệm đẹp đẽ xưa cũ mà bấy lâu nay ta bỏ quên trong kí ức, được sống chậm lại để chiêm nghiệm nhiều hơn về cuộc đời.

Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã - Ảnh 4.

Vũ trụ cổ tích Việt được hiện thực hóa một cách rõ nét

Thật may mắn vì giữa thời đại này, những người nghệ sĩ yêu kịch, luôn khát khao với nghiệp diễn vẫn có thể tỏa sáng và mang văn hóa dân tộc tới khán giả ở mọi miền tổ quốc. Vào ngày 25/6 - 5/7 tới đây - Lệ Ngọc, sân khấu xã hội hóa đầu tiên của Thủ Đô, sẽ có chuyến lưu diễn nhằm chinh phục khán giả phía nam.

Trong khuôn khổ 17 buổi diễn, khán giả sẽ được thưởng thức 3 vở kịch kinh điển: Cây tre thần (phóng tác từ truyện dân gian Cây Tre Trăm Đốt, NSƯT Bùi Như Lai đạo diễn), Thị Nở - Chí Phèo (tác giả Lê Chí Trung viết kịch bản từ truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, NSND Lê Hùng đạo diễn).

Hòa mình vào Vũ trụ cổ tích Việt - Cách “chill” mới để thư giãn và sống chậm lại giữa dòng đời vội vã - Ảnh 5.

Không chỉ thế, người yêu kịch có thể nhận ưu đãi tới 30% giá vé nhờ đăng kí qua mạng xã hội của người Việt - Lotus.

Bước 1: Tải về ứng dụng Lotus, đăng ký/đăng nhập

Bước 2: Click vào "Bảng tin săn quà cùng Lotus"

Bước 3: Làm theo hướng dẫn để mua được vé ưu đãi 30%

Chia sẻ