Họ hàng xa của con người là một loài... giun
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra một loài giun biển có bộ gen giống con người tới 70%.
Các nhà khoa học ở Viện Khoa học và Công nghệ Sau đại học Okinawa (OIST) mới đây đã tiến hành nghiên cứu trên 2 loài giun biển, được gọi chung là acorn worm. Một kết quả bất ngờ cho thấy, 14.000 gen của loài này có những đặc điểm giống với gen người, chiếm khoảng 70%.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 loài giun tìm thấy ở Hawaii và Đại Tây Dương
Chính vì thế, giun biển acorn worm được gọi là “họ hàng xa” của loài người. Chúng có màu hồng nhạt, được cho là xuất hiện từ sau vụ nổ Cambrian, cách đây khoảng 550 triệu năm. Đây là một vụ nổ nổi tiếng trong lịch sử vì dấu ấn của nó đối với đa dạng sinh học, rất nhiều loài sinh vật mới đã xuất hiện từ sau vụ nổ này.
Giun acorn có màu hồng nhạt và thường sống dưới đáy biển
Hơn 8600 nhóm gen của loài này có điểm chung với ngành động vật miệng thứ sinh - một liên ngành động vật rộng lớn bao gồm cả giun acorn và các động vật có xương sống khác, trong đó có con người. Nhóm gen này có liên quan tới sự phát triển của họng, bộ phận nối các khoang mũi đến miệng và cổ họng.
Bộ gen giống nhau giữa loài acorn worm và con người không hề được tìm thấy ở các loài giun đất, giun dẹp, bạch tuộc hay côn trùng khác
Tiến sĩ Oleg Simakov, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Bộ gen này là rất cần thiết trong việc lấp đầy khoảng trống trong sự hiểu biết của chúng ta về một tổ tiên chung của các loài động vật miệng thứ sinh. Các phân tích đã cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về những tổ tiên thời kì Cambrian, sự liên kết và tiến hóa của chúng đối với chúng ta”.
(Nguồn: Dailymail)