Hình ảnh đầy ám ảnh về những em bé "ma đói" tại Philippines

Vân Anh,
Chia sẻ

Đằng sau nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới là hàng triệu trẻ em gầy gò, ốm yếu vì suy dinh dưỡng.

Bé John Mark, người Philippines, năm nay 2 tuổi được bác sĩ gọi là “em bé gầy còm”. John Mark quá gầy so với chiều cao và độ tuổi của mình. Bé chỉ nặng 6kg, trong khi đó, cân nặng trung bình của một em bé 2 tuổi là 10kg trở lên. Cơ thể John Mark bị suy dinh dưỡng cấp tính vì chỉ được ăn cơm gạo và sữa bột từ bé đến nay.

Bà ngoại của John Mark, bà Aurora chỉ kiếm được 300 peso (khoảng 200.000 đồng) mỗi ngày. Trong khi đó, để nuôi sống đại gia đình 20 con người, bà Aurora mỗi ngày phải kiếm được 1,2 triệu đồng, tương đương với 6 lần thu nhập hiện nay. Mỗi ngày, bà Aurora phải dành 25% thu nhập để mua nước uống, số tiền mua thức ăn còn lại quá ít ỏi để cho các cháu đủ chất.

Nói về người cháu suy dinh dưỡng của mình, bà Aurora cho biết: “John Mark bây giờ không thể đi được. Trước đây, thằng bé thường đi rất nhanh. Nhưng bây giờ, nếu để cho cháu đứng lên và thả cho nó tự đi, nó sẽ ngã. Thằng bé giờ nằm suốt ngày, bụng nó phình to nhưng người chỉ còn da với xương. Nó không thể đi lại được nếu bụng to như vậy. Bé cũng ho suốt ngày”.
 
Những người cháu của bà Aurora không được ăn uống đủ chất, suy dinh dưỡng.

John Mark chỉ là 1 trong số 7 triệu trẻ em tại Philippines bị suy dinh dưỡng nặng. Hơn 20% trẻ em Philippines bị suy dinh dưỡng, nguyên nhân chủ yếu là do đói nghèo. Trung bình, một gia đình 5 người, để đủ ăn 3 bữa cần thu nhập 10 đô la mỗi ngày (hơn 200 nghìn đồng). Philippines là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai thế giới, nhưng một phần tư dân số chỉ có thu nhập dưới 1,25 đô la/ngày (khoảng 25 nghìn đồng).

Tại một vài hòn đảo ngoài khơi Philippines như đảo Palumbanes, thức ăn rất khan hiếm. Việc tách biệt khỏi các khu vực phát triển khiến người dân chỉ biết bắt cả để kiếm sống. Nông nghiệp gần như không phát triển do đất đai bạc màu. Để có rau, gạo, thịt, người dân phải chèo thuyền 6 tiếng đồng hồ để đến thành phố phát triển, dùng cá để đổi thực phẩm khác. Nhiều khi, thời tiết xấu khiến ngư dân gần như bị cô lập.


Bà Aurora phải nuôi 19 người con, cháu. Điều kiện kinh tế khó khăn khiến bà không thể cho các cháu ăn uống đầy đủ.

Khi biển động, ngư dân chỉ biết ở trên đảo. Gạo hết. Nếu bạn có tiền thì cũng chẳng có gạo mà mua”, một giáo viên trong làng cho biết. 

Ngoài ra, sự khan hiếm khiến thực phẩm bị đội giá lên đến 40%.


John Mark, cháu út của bà Aurora chỉ nặng 6kg.

Ngoài ra, ngay cả trên đất liền, việc cung cấp thực phẩm cũng không dễ dàng. Đất đai tại Philippines phân chia không đều. 1/3 người dân Philippines làm nông nghiệp. 3/4 trong số này phải đi làm thuê. Đất nông nghiệp chủ yếu thuộc về địa chủ. Sau 27 năm cải cách ruộng đất, việc phân phối lại đất đai khá chậm. Người nông dân vẫn chỉ đi làm thuê, thu nhập thấp, điều kiện sống. Nếu chính phủ nước này không có những biện pháp thiết thực hơn thì từng ngày trôi qua sẽ có thêm những trẻ em "ma đói" khác.

Nguồn: Channelnews Asia
 
Chia sẻ