Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương

CÔNG BÌNH,
Chia sẻ

Chiều 27-2, Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), cho biết: Liên quan đến vụ nổ hầm cầu phòng trọ khiến 4 người trong gia đình anh Lê Thanh Phong (37 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị thương.

Cơ quan Công an xác định, dãy nhà trọ nơi xảy ra vụ việc có hơn chục phòng trọ nối nhau. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do bể hầm cầu của dãy trọ lâu ngày không hút khiến khí metan tích tụ bị rò khí.

Sáng cùng ngày, rất có thể khi đi vệ sinh, anh Phong đã bật lửa hút thuốc dẫn đến vụ nổ trên. Hiện, do anh Phong đang hôn mê (bỏng hơn 90%) nên không thể lấy lời khai để xác định nguyên nhân vụ việc.

Các nạn nhân khác cũng được chẩn đoán thương tích như sau, chị Trương Thị Hồng Đào (vợ anh Phong, bỏng 60%), cháu L.Đ.K. (20%) và cháu L.H (40%).

Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương - Ảnh 1.

Hiện trường vụ việc

Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương - Ảnh 2.

Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương - Ảnh 3.

Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương - Ảnh 4.

Liên quan đến việc này, anh Nguyễn Văn Thành (41 tuổi, ngụ Bình Dương), công nhân chuyên hút hầm cầu nêu kinh nghiệm: Khi bồn cầu các gia đình có hiện tượng tắc nghẽn và bốc mùi hôi thối thì mọi người phải nghĩ ngay tới việc rút hầm cầu.

Nếu không nhanh chóng xử lí việc tắc nghẽn này thì sẽ tạo tồn đọng, ủ khí hơi từ chất thải có thể gây nổ; đồng thời, tạo môi trường cho các vi khuẩn có hại tấn công gia đình bạn, gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Để tìm hiểu kỹ hơn lý do cần phải rút hầm cầu, người dân cần nhận biết, một số nguyên nhân gây ra tồn đọng khí, tắc bồn cầu: Do vứt giấy vệ sinh trực tiếp xuống bồn cầu mà không để vào sọt rác. Do bể chứa của gia đình quá đầy chất thải.

Hiện trường như đánh bom vụ nổ hầm cầu làm vợ chồng và hai con bị thương - Ảnh 5.

Lực lượng Công an niêm phong phòng trọ

Thế nên, các chuyên gia khuyến cáo, khi xây dựng bể chứa cho toilet đã không có chỗ thoát khí hay ống thoát nước lại thấp hơn so với mực nước cống chính. Lỡ để rơi những vật không phân hủy được và gây tắc, hỏng bồn cầu. Một số biện pháp để xử lí, khắc phục gồm, sử dụng bột thông. Khi dùng, người sử dụng nên đeo bao tay, khẩu trang để không tiếp xúc với chất tẩy. Tuy có độ tẩy cao nhưng bột thông chỉ xử lí được tạm thời và việc toilet bị tắc trở lại rất nhanh.

Ngoài ra, hóa chất này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người nên khi dùng phải thật cẩn thận. Ngoài ra, có thể sử dụng men vi sinh. Loại men này sẽ được các vi khuẩn có lợi “ăn” hết những thứ gây tắc trong bồn cầu, các lợi khuẩn này tự sản sinh và gia tăng số lượng nên phải một thời gian sau mới bị đầy trở lại.

Cũng theo anh Thành, việc xử lí bồn cầu bị mỗi tháng là việc nên làm, vừa tiết tiết kiệm được các chi phí sinh hoạt gia đình phát sinh, vừa đảm bảo an toàn cho người dân nếu được xử lí kịp thời. Qua nghiên cứu các chuyên gia cho thấy, trong toilet có nhiều hơn 100 loại vi khuẩn khác nhau gây bệnh, việc tắc nghẽn bồn cầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi trùng, vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh về đường tiêu hóa.

Biện pháp tốt nhất và nhanh chóng nhất giúp bạn thông tắc bồn cầu đó là sử dụng dịch vụ rút hầm cầu vừa hiệu quả và không làm mất đi các mùi khó chịu còn đọng lại.

Chia sẻ