Hãy cẩn trọng khi sử dụng bộ chén bát bằng chất liệu này, kẻo có ngày ung thư “hỏi thăm” cả gia đình bạn

Minh Võ,
Chia sẻ

Không chỉ có mỗi thực phẩm, đến cả những vật dụng xung quanh tưởng chừng như vô hại lại là nguồn gây ung thư cực độc, trong đó có chén bát mà chúng ta thường ăn cơm mỗi ngày.

Hẳn ai cũng nghĩ rằng, ung thư có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc hay ăn uống khoa học. Thế nhưng, có vài đồ vật trong nhà tưởng chừng như an toàn lại chứa chất gây ung thư, ví dụ như bát ăn cơm.

Gần đây các loại chén bát bằng sứ rất được nhiều gia đình ưa chuộng, bởi nó vừa nhẹ lại còn tạo điểm nhấn trên bàn ăn. Tuy nhiên nó chỉ đúng nếu như đó là đồ sứ thật, còn nếu là sản phẩm "giả sứ" (sứ giả) thì khác. Bề ngoài của các loại chén bát bằng sứ giả nhìn rất giống đồ thật, nhưng vật liệu sử dụng của hai loại này lại khác nhau hoàn toàn.

Cứ tiếp tục sử dụng bộ chén bát bằng chất liệu này, sớm muộn gì ung thư cũng “hỏi thăm” cả gia đình bạn - Ảnh 1.

Bộ chén bát bằng sứ luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình, nhưng nó chỉ an toàn nếu làm bằng sứ thật.

Cụ thể, thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyd.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), sử dụng bộ chén bát bằng melamine để giữ thức ăn có nhiệt độ cao sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm độc, ăn lâu ngày có thể gây sỏi thận. Ngoài ra, formaldehyd được các chuyên gia liệt kê là chất gây ung thư hạng nhất. Tiếp xúc lâu dài có thể gây đột biến gen trong ung thư biểu mô vòm họng, u lympho, khối u não và gây bệnh bạch cầu.

Cũng mới đây, chương trình "Tìm kiếm sự thật" của đài truyền hình Hồ Nam (Trung Quốc) đã thực hiện thí nghiệm về việc thải độc formaldehyd trong bát "sứ giả". Các chuyên gia sử dụng 6 bát sứ giả rồi đổ đầy nước sôi và dầu nóng, sau đó xét nghiệm hàm lượng formaldehyd được giải phóng ra.

Cứ tiếp tục sử dụng bộ chén bát bằng chất liệu này, sớm muộn gì ung thư cũng “hỏi thăm” cả gia đình bạn - Ảnh 3.

Sau thử nghiệm, các chuyên gia đã phái giật mình bởi những chất kịch độc sinh ra trong bộ chén giả sứ.

Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, nồng độ tối đa cho phép của formaldehyd chỉ được xấp xỉ 0,08mg/m. Nhưng kết quả lại cho thấy, 2 trong 6 bát sứ đựng nước nóng đã giải phóng lần lượt 0,10mg/m và 0,12mg/m formaldehyd, còn 2 mẫu đựng dầu nóng bị vượt quá nghiêm trọng với con số lên đến 0,38 mg/m và 0,41mg/m.

Theo các chuyên gia, đồ giả sứ hiện đang được bày bán rất nhiều do đặc tính chống rơi vỡ cùng giá thành rẻ của nó, nhất là các hàng quán ven đường dùng rất nhiều. Một số bộ đồ ăn của trẻ em cũng được làm bằng vật liệu này. Nếu cứ tiếp tục sử dụng để đựng đồ nóng thì ắt hẳn, mọi người đang dần tích tụ một lượng formaldehyd trong cơ thể và rồi phát bệnh lúc nào không hay.

Cứ tiếp tục sử dụng bộ chén bát bằng chất liệu này, sớm muộn gì ung thư cũng “hỏi thăm” cả gia đình bạn - Ảnh 4.

Làm sao để dùng bát sứ giả an toàn hơn?

Bát sứ giả nếu biết cách dùng thì nó hoàn toàn không gây hại gì. Cũng theo IARC, mọi người khi mua và sử dụng các loại bát sứ cần lưu ý những điểm sau:

- Cần kiểm tra chắc chắn sản phẩm có nhãn hiệu, có giấy phép sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng (QB1999-1994) khi mua bát sứ. Đây là tiêu chuẩn quốc gia cho bộ đồ chén bát bằng nhựa melamine.

- Không chọn bát sứ giả có màu quá sáng, nếu sử dụng thì nên chọn màu sáng không có hoa văn vì các loại sơn màu có thể vượt quá tiêu chuẩn kim loại nặng.

- Không dùng chúng để đựng thực phẩm nóng, chẳng hạn như dầu nóng hay để quay trong lò vi sóng để tránh giải phóng formaldehyd.

- Không đựng các loại axit mạnh như giấm và kiềm. Tốt nhất chỉ dùng để đựng trái cây ở nhiệt độ bình thường.

- Khi chọn mua bộ đồ ăn cho cả nhà, nên ưu tiên lựa mua các loại chén bát làm bằng thép không gỉ, bát men, bát tre và gỗ, nhất là bát thủy tinh hoặc sứ thật lại càng tốt.

Theo QQ

Chia sẻ